rất tiếc là hôm xuống nhà anh lúc đi hát em lại ngủ,lên anh ko được thưởng thức giọng ca vàng của em thường à.em mà hát thì ko bít tình hình như thế nào
hôm xuống nhà anh tại em giữ ý thôi anh ạnhcòn em mà cất giọng ca vàng của em thì...........chó cắn mèo kêu mà nhất là.............cá sẽ chín ngay anh ạ
Năm 1998 lần đầu tiên bước chân vô Sài gòn - Chợ lớn, Tào đã được người một người đạp xe ba gác( một loại xe gần giống xích lô ) vốn là cựu binh Việt Nam cộng hòa dạy cho một bài học về chơi đàn guita và kiến thức về nhạc vàng. Sau khi nghe Tào độc tấu bản Đôi ngả chia ly và Dấu chân địa đàng ông cầm lấy cây đàn và làm Tào đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, khiến Tào chỉ biết há hốc mồm kinh ngạc... Ngoài kỹ năng chơi guita điêu luyện ông còn có thể thể vanh vách về tiểu sử các ca sỹ, lịch sử ra đời rất nhiều bản nhạc. Nước mắt chảy trên khuôn mặt khắc khổ khi ông ca bản Ngày trở về của Phạm Duy là hình ảnh Tào mãi không thể nào quên : " chiến binh ơi vì sao nát tan gia đình yên vui..."
Vang bóng một thời : Kiếp Nghèo _ Lam Phương. "Đường về đêm nay vắng tanh Rạt rào hạt mưa rớt nhanh Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh Lầy lội qua muôn lối quanh Gập ghềnh đường đê tối tăm Ngập ngừng dừng bên mái tranh nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi Êm êm tiếng hát ngân nga ôi lời mẹ hiền ru thiết tha Không gian tím ngắt bao la như thương đường về quá xa Mưa ơi có thấu cho ta lòng lạnh lùng giữa đêm trường Đời gì chẳng tình thương không yêu thương Thương cho kiếp sống tha hương thân gầy gò gởi cho gió sương Đôi khi muốn nói yêu ai nhưng ngại ngùng đành lãng phai Đêm nay giấy trắng tâm tư gởi về người chốn mịt mùng Đời nghèo lòng nào dám mơ tình chung Trời cao có thấu cúi xin người ban phước cho đời con Một mái tranh yêu, một mối tình chung thủy không hề phai Và một ngày mai mưa không nghe tiếng khóc trong đêm dài Đây cả nỗi niềm biết ngày nào ai thấu cho lòng ai." Có một sự thật ít người biết là bài hát Kiếp nghèo nói lên hoàn cảnh, tâm tư, ước nguyện của chính tác giả Lam Phương. Lâm Đình Phùng tên thật của nhạc sĩ Lam Phương sáng tác bản Kiếp nghèo khi ông mới 18 tuổi. Tác phẩm vang bóng một thời này của ông ra đời trong căn nhà trọ, trống trước dột sau, nằm sâu trong con hẻm nhỏ tối tăm ,lầy lội... Ba của Lam phương bỏ vợ con chạy theo người đàn bà khác, là con lớn trong gia đình ông vừa đi học vừa phải đi làm để phụ mẹ nuôi các em thơ.. Kiếp nghèo không phải là tác phẩm đầu tay của Lam phương nhưng định mệnh chớ trêu nó lại ám ảnh ông suốt cuộc đời... Từ hai bàn tay trắng ông đã có cuộc sống vương giả ở đất sài thành những năm 60,70 rồi khốn khó khi cuối đời. Từ mong ước một túp lều tranh ông đã có cho mình vài căn nhà lớn chốn thành đô rồi bỏ hoang sang mỹ đi làm mướn sau sự kiện 30/4/1975. Từ chỗ mong ước một mối tình thủy chung ,cuộc đời ông có tới ba người vợ và rồi... lại rồi nữa..ông sống đơn côi, bóng chiếc khi về già ... Chia sẻ về nhạc sỹ Lam Phương : - Sinh năm 1937. Tên thật Lâm Đình Phùng, quê Rạch Giá, tổ tiên gốc Hoa. - Hai lần đi lính Cộng hòa, lần đầu là nghĩa vụ khi ông 21 tuổi, lần sau bị tổng động viên. - Ông từng là diễn viên chính của bộ phim Chân trời mới. Một bộ phim cổ vũ quốc sách " Ấp chiến lược ". - Tác phẩm đầu tay khi 15 tuổi : Chiều thu ấy. Tác phẩm tiêu biểu : Chuyến đò vĩ tuyến, Kiếp nghèo, Nắng đẹp miền nam, Tình anh lính chiến, Chiều hành quân, Nghẹn ngào, Phút cuối, Thành phố buồn, Tình chết theo mùa đông... - Lam phương có tất cả 3 vợ, người vợ đầu là nghệ sỹ Túy Hồng, phản bội ông sau khi sang Mỹ, người thứ hai đến với ông khi ông khó khăn tài chính, tuyệt vọng tâm hồn và ra đi khi ông đã ổn định cả về tinh thần và vật chất , lấy lại được danh tiếng nhờ các sự kiện paris by night. Năm 1995, người thứ ba chủ động cho ông một mái ấm khi đã gần 60, rồi lại bỏ mặc ông khi ông bị tai biến phải ngồi xe lăn năm 1999. P/s ai post hộ mình bản Kiếp nghèo, do Thanh Thúy hay Thanh Tuyền thể hiện để cả nhà cùng nghe nhé ! Thân ái !
Đọc mấy bài của Tào Tháo mình cũng nhận ra bạn là người yêu thích Nhạc vàng và chơi Guita và đó cũng là sở thích của mình cùng với đọc sách, đi du lịch ,câu cá ,đánh chắn ...Và khi gõ bài để tìm hiểu thì mình tìm lại được Trang " Một thời SG " khi tìm về những đổi thay của SG sau Giải Phóng và đến tận ngày nay . Năm 1977 khi mấy AE lính bọn mình ổn định tìm việc xong thì rủ nhau đi học Guita của thầy Thi mù ,lúc ấy nhà ở ngõ Hòa Bình ,Khâm Thiên ( Hà Nội những ngày ấy có thầy Hải Thoại ,Tạ Tấn ..) Gọi là ngõ Hòa Bình vì gia đình thầy Thi có hãng Ô tô Hòa Bình .Ngày ấy đường La Thành là con đê nên vắng đến nỗi : có hôm bị mưa giông mà cả bọn phóng xe đạp mấy trăm mét mới có mấy nhà quay lưng ra đường ở chỗ ĐH Văn Hóa bây giờ để trú mưa .. Vì ở lính đã chơi đàn truyền tay nên học khá dễ ,mấy thằng bọn mình gọi thầy Thi bằng anh vì thầy bảo cho thân mật,thế cho nên mấy cậu học trò ruột ( tức là mấy tay đàn kỳ cựu ) đến mấy cậu mới vào đều trố mắt .Vì thầy Thi bị mù nên thầy rất thích nghe chuyện ngoài xã hội ,nhất là năm ấy có vụ án ở phố Phạm đình Hổ ( sau này tên tội phạm bị bắt vì 5 chiếc cúc áo ..) ,chuyện âm nhạc từ Thế giới đến trong nước ...Nên mỗi lần bọn mình vừa đến là thầy đã nói với mấy nhóm đang học : "Chúng ta tạm nghỉ chút "...Rồi thầy quay ra nói với bọn mình: "Anh tìm được bản nhạc mà mấy em hỏi hôm nọ rồi đây này" và thầy vừa đàn vừa hát ..tuy bị mất thời gian nhưng chính mấy cậu học cùng buổi học ấy lại rất thích vì kiểu giao lưu thầy trò của mấy thằng mình là ít có .Vậy nên có cậu học trò còn bảo : Khi nào mấy anh chuyển sang ngày khác thì nhớ bảo em để em cũng đổi ngày theo các anh . Đầu năm 2014 mình hỏi thăm đến nhà thầy Thi thì chị vợ đã mất 8 năm ,nhà thầy về 1 con ngõ sâu ở phố Nam Đồng còn 3 đứa con gái đều lấy chồng và không ở cùng thầy .Hồi năm 1989 mình đi xem Giải Bóng đá Quân đội các nước tại sân Hàng Đẫy thấy cô con gái thầy Thi biểu diễn trong nhóm nhạc ,hôm ấy có cả ca sỹ Thu Phương ...Chính con nhỏ này hồi ấy nó 6 tuổi đã nhắc 1 anh mới vào học đàn " Anh đánh sai hết cả rồi ..." làm cho tất cả cười ầm lên . Năm 1991 mình lấy vợ sau nhiều năm buôn bán giang hồ ,chơi bời ..Đúng từ ngày ấy đến giờ không cầm và đọc 1 quyển sách nào dày 50 trang ,không còn biết đến đàn đóm ..tất cả để làm kinh tế .Bây giờ mà bấm phím đàn chắc đau lắm... nhưng dù sao cũng cảm ơn Tào Tháo đã đụng chạm đến sở thích và làm trỗi dậy tình yêu đàn hát của thời son rỗi .
Thi Ca nuôi dưỡng tâm hồn , khiến con người ta sống thanh tao, biết cảm thông và cảm nhận hơn.. Dù đang nguy khốn ,bị thập diện mai phục Tào vẫn cho rằng có nhiều thứ quí hơn đồng tiền bát gạo. Tháo là kẻ hậu sinh, lời nói việc làm đôi khi ngông cuồng, mong chú và mọi người cười khe khẽ và bỏ quá cho !!!
Cả nhà ơi, ai có tư liệu về giọng ca vàng Ngọc Bảo không chia cho Tháo với. Hôm rồi về Đình Trám, Bắc Giang có được nghe ông hát bản Đêm Đông hay quá !
Tào Tháo à. Có lẽ phải nhờ Quỳnh Anh thôi ,bạn ấy mới biết chọn lọc và tải hộ lên .( Nhưng có phải là Tài tử Ngọc Bảo ko).
Tài tử Ngọc Bảo (8 tháng 2 năm 1925 - 4 tháng 5 năm 2006) là một ca sĩ dòng nhạc tiền chiến Việt Nam. Danh hiệu "Tài tử" được gắn liền với tên ông do vào năm 1951, ông là người Việt Nam đầu tiên được hãng dĩa Pathé Marcori mời sang Pháp thu 20 bài hát Pháp cùng ban nhạc Guythevel.[1] Ông tên thật là Bùi Ngọc Bảo, sinh năm 1925 (có tài liệu ghi năm 1926) tại làng Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Ông chịu ảnh hưởng từ mẹ là người hát ả đào lừng danh đất Bắc, nên sớm bộc lộ năng khiếu ca hát và tuy không qua trường lớp đào tạo nào về âm nhạc, nhưng đã xuất hiện trên sân khấu từ khi còn rất trẻ. Mới 6 tuổi, ông đã hát được ca trù và chèo. Năm 10 tuổi, ông ra Hà Nội theo học ở trường Madelon, phố Hàng Đẫy. Vì quá mê tài tử Tino Rossi nên ông thường bỏ học đi bộ tới phòng trà Thiên Phúc ở Hàng Gai để nghe tiếng hát của Tino. Chính giọng của Tino Rossi là động lực để ông bước vào con đường ca hát.[2] Giọng hát của ông đã gây ấn tượng với người nghe từ những ca khúc trữ tình, lãng mạn của các tác giả Văn Cao, Phạm Duy, Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn-Từ Linh,Doãn Mẫn, Tô Vũ, Thẩm Oánh,... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông đã gia nhập đoàn kịch Sao Vàng do nhạc sĩ Đỗ Nhuận làm chủ nhiệm. Ngọc Bảo nói rằng ông có ba người tình. Người thứ nhất là nhạc Pháp, nhạc tiền chiến. Người tình thứ hai là hàng triệu thính giả. Người thứ ba là vợ ông.[3] Họa sĩ Hoàng Lập Ngôn có lần nói rằng những tuýp người tài tử như Ngọc Bảo nhiều chục năm mới có một.[3] Tài tử Ngọc Bảo mắc bệnh ung thư phổi và mất vào ngày 4 tháng 5 năm 2006.
Chú à bữa đó cháu được nghe qua radio, con nhỏ mc hình như cũng giới thiệu là tài tử thì phải. Ông này già rồi, nhưng giọng còn tốt lắm, nghe trong và mùi lắm !
Chút hoài niệm ! Nói tới Ngọc Bảo, Tháo lại nhớ tới ông nội. Cùng tên là Bảo. Ông nội Tháo mất sớm, Tháo chỉ được nghe kể lại, ông là người chuyên tổ chức các cuộc chơi bài mà mời cả phường hát đến hầu ở tại nhà. Đến thời ông Bác sinh 1944, sau khi giải phóng Miền Nam về cũng thường tụ họp các tay chơi trong vùng. Khi trà thuốc trước khi chơi Bác hay mở nhạc vàng. Mỗi lần như thế ông anh họ lại phải ra đứng đầu ngõ canh công an... Tháo thì bé hơn nên luôn được ở trong nhà ngửi chè, nghe nhạc. Nhớ cái thời ngày xưa quá !
Chúng ta hãy cùng nghe 3 giọng ca nam phải nói là bậc nhất hiện nay trong dòng nhạc vàng qua một liên khúc. - Sương trắng miền quê ngoại (Đinh Miên Vũ) - Mùa xuân của mẹ (Trịnh Lâm Ngân) - Xin anh giữ trọn tình quê (Duy Khánh) Một người đã ra đi một người đang vào tuổi xế chiều và chỉ còn một người nối tiếp Giang Tử - Chế Linh - Trường Vũ
Nghe bài hát anh @_Tàn Chi Lệnh_ post em lại nhớ về giọng ca bất hủ Chế Linh. Đây là nam ca sỹ em yêu thích nhất với những bản tình sầu não,tha thiết .Đặc biệt với nhạc phẩm vượt thời gian "Mười năm tình cũ" bởi những kỷ niệm cũ ùa về khi nhớ lại những dấu yêu xưa...Em mãi mãi không quên hình ảnh những giọt nước mắt lăn dài rồi lại phải vội vàng lau đi để nén kìm cảm xúc khi họp lớp của người con trai đó Giờ thì vẫn cứ lòng tự hỏi lòng sao lại yêu mến vô cùng những giọng ca xưa cũ như Chế Linh ,Thanh Tuyền ,Ngọc Lan... mà không cảm nổi những ca từ hay ca sỹ thời nay. Chắc có lẽ em là người hoài niệm và giàu cảm xúc như chính những bài hát mà các ca sỹ đó đã thể hiện vậy.
Nhạc của Duy Khánh thì còn gì để nói nửa ^^, giờ nghe lại mà vẩn còn rất chất các bác ạ... đúng là thể loại nhạc bất hửu mà
Hồng nhan bạc mệnh ! Ca từ bài hát sao lại vận vào một kiếp người hả Thúy Hằng ? Cô lái đò ơi kiếp người hay kiếp hoa ?