Tiêu Dao Hội

Thảo luận trong 'Tiêu Dao Hội' bắt đầu bởi Tiêu Dao Hội, 5/9/16.

  1. lamtythoi

    lamtythoi Chánh tổng


    Nhìn thấy cây đàn AE cho mình hỏi : Sauuruou có biểu diễn ko ? Nếu có thì câu trả lời của mình về chuyện Sauuruou biết chơi đàn là đúng hay sai ? :)):)):)) Hỏi vui thôi nhé .
     
  2. Tịnh_Đế

    Tịnh_Đế Thổ địa

    bai-hoc-ban-cua - Kienthuccoban.
    Tiêu Dao Quán - tập 1: chữ Tình

    Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.


    Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

    :D:D:D
     
  3. _ Đông Tà _

    _ Đông Tà _ Chánh tổng

    Bao lâu chẳng quan trọng, quan trọng là giành cho nhau được bao nhiêu, đã là tất cả hay chưa ?!?

    Năm 1997, cuốn phim Video nhiều tập Thiên Long Bát Bộ do Hong Kong sản xuất được Fafilm Việt Nam cho phép phát hành đã trở thành một hiện tượng phim video nổi bật, hấp dẫn nhiều người, nhiều giới thưởng ngoạn. Cuốn phim được xây dựng dựa theo tác phẩm nổi tiếng cùng tên Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Thực ra, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này, tác giả dành riêng bốn cuốn để viết về mối quan hệ Tiêu Phong và A Tử, tách ra thành một phần Tiêu Phong - A Tử truyện. Trong phim, Tiêu Phong, người anh hùng Khất Đan khôi vĩ được giao cho Huỳnh Nhật Hoa; A Tử, cô gái nhỏ bé xinh đẹp nhưng cực kì độc ác người Hán tộc được giao cho nữ diễn viên Lưu Ngọc Thuý.

    A Tử tên đầy đủ là Đoàn A Tử, con của Đoàn Chính Thuần hoàng thái đệ của Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và bà Nguyễn Tinh Trúc, một tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Đó là một mối tình ngoại hôn, họ sinh được hai cô con gái: cô lớn chuyên mặc áo hồng được đặt tên là A Châu, cô bé chuyên mặc áo tía được đặt tên là A Tử. Thuở nhỏ, A Tử lạc mất cha mẹ, quy đầu làm môn hạ phái Tinh Tú của Đinh Xuân Thu. Cho đến năm 16 tuổi, cô đã học được tất cả các tính cách tàn bạo, tráo trở, độc ác của phái này, tìm lại được cha mẹ ruột và chị ruột rồi gặp gỡ Tiêu Phong.

    Lúc bấy giờ, Tiêu Phong đã thương yêu A Châu. Ông 30, A Châu mới 18. Họ đã hứa hẹn sau sẽ về bên kia Nhạn Môn quan, về trên thảo nguyên mênh mông bát ngát của đế quốc Khất Đan (bờ bắc sông Hoàng Hà triều Bắc Tống) để cùng nhau săn chồn đuổi thỏ. Thế nhưng, trước khi ra đi, họ còn phải làm một việc cuối cùng ở Trung Quốc: phải giết cho được kẻ đại cừu đã phục kích và ám hại cha mẹ của Tiêu Phong. Có người vu cáo kẻ đại cừu ấy là Đoàn Chính Thuần. Khi A Châu khám phá Đoàn Chính Thuần chính là cha ruột của mình, cô đã hoá trang làm Đoàn Chính Thuần để chịu nhận một chưởng trả thù của người tình Tiêu Phong. Đánh lầm vào A Châu, đánh lầm vào tình yêu và hạnh phúc của chính mình, Tiêu Phong đã ôm cô trong đêm mưa gió sấm chớp mịt trời; khóc lên như điên dại. Chính từ bi kịch ấy, A Tử - cô gái 16 tuổi - mới hiểu ra được phía trong con người lỗ mãng, thô hào Tiêu Phong ẩn chưa một trái tim chung tình, một tâm hồn tha thiết với tình yêu. Điều ấy là cô xúc động, khiến cô tìm mọi cách để đi theo ông, gọi ông là tỷ phu (chồng của chị, tức anh rể).

    Định mệnh khắc nghiệt đã trói buộc người anh hùng thẳng thắn Khất Đan với cô bé Hán nhân ranh ma A Tử. Ông chỉ mong được xa lánh cô, nhưng cô lại cứ muốn bám theo ông suốt đời. Ở đây không chỉ có lý do duy nhất vì tình mà A Tử mới theo Tiêp Phong. Ở đây, còn có một lý do ẩn tế khác: A Tử là một tội đồ của phái Tinh Tú và chỉ có oai lực của tỉ phu Tiêu Phong, cô mới thoát được bàn tay tàn bạo của Đinh Xuân Thu, thầy mình.

    Bám theo không được, cô gái nhỏ tuổi đã nảy sinh một ý nghĩ ngu ngốc: phải dùng kim độc để bắn ông. Trên vùng Tuyết Bắc mênh mông, cô đã làm hành động ngu ngốc ấy. Để tự cứu mình, Tiêu Phong phát ra một chưởng. A Tử bị thương nặng. Và từ đó cuộc đời Tiêu Phong mới thật sự gắn liền với A Tử: ông bồng A Tử, dùng công lực thượng thừa truyền vào người cô để duy trì mạng sống cho cô, đưa cô về núi Trường Bạch (biên giới nước Triều Tiên) đào nhân sâm, giết gấu lấy mật, giết cọp lấy xương nấu cao..., làm mọi cách cho A Tử được sống. Hai năm sống trong bộ lạc Nữ Chân, Tiêu Phong chăm sóc cho cô từ chuyện tắm rửa, thay áo quần đến chuyện ăn uống (tác giả Kim Dung dùng từ khởi cư). Tiêu Phong cho đó là chuyện bình thường của một người đàn ông lớn tuổi đối với một cô bé em vợ nhưng A Tử cho đó là biểu hiện của tình yêu. Đối với người phụ nữ Trung Quốc ngày xưa, ai nhìn thấy thân thể họ thì số phận họ coi như đã thuộc về người đàn ông ấy. A Tử cũng thế, cô cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ đến ngày mai cô thuộc về Tiêu Phong; muôn đời cô là người của Tiêu Phong.

    A Tử càng lớn lên càng xinh đẹp. Nhưng Tiêu Phong chẳng ngó ngàng gì tới cô. Từ khi A Châu chết, ông không còn có thể yêu bất kì người phụ nữ nào khác trên thế gian nữa. Khi lên làm Nam Viện Đại Vương cho đế quốc Khất Đan, A Tử được phong làm Bình Nam Công Chúa. Khi Tiêu Phong chống lệnh hành quân của hoàng đế Khất Đan, cô chỉ sợ Tiêu Phong bỏ mình ra đi. Cô ghé qua gặp thứ phi của hoàng đế Khất Đan, hỏi xin thứ thuốc cho người đàn ông uống vào để chỉ chung tình với mình. Cô đã cho Tiêu Phong uống thứ thuốc đó với cả lòng âu yếm nhưng tiếc thay đó chỉ là rượu độc để hoàng đế Khất Đan bắt giữ Tiêu Phong.

    Yêu A Tử không ai bằng Du Thản Chi. Có thể coi DuThản Chi là một giáo chỉ của đạo tình: bị A Tử tra tấn, hành hạ thừa chết thiếu sống; anh ta chỉ muốn được gần gũi để nhìn ngắm A Tử, bị A Tử sai chụp lồng sắt lên đầu, anh ta vẫn suốt đời đi theo A Tử; khi A Tử mù mắt, anh ta tình nguyện hiến đôi mắt cho A Tử được sáng mắt để mình chịu sống đui mù. Chính Tiêu Phong đã từng khuyên A Tử phải phục thị suốt đời tấm chân tình của Du Thản Chi. Nhưng trong tư duy tàn bạo của A Tử, Du Thản Chi chẳng khác gì một loài súc vật. Du Thản Chi lẽo đẽo theo cô, cô lẽo đẽo theo Tiêu Phong - cuôc rượt đuổi trong tình yêu thật buồn cười nhưng cũng thật chua sót.

    Rồi cũng có một ngày, lương tâm con người trở lại với A Tử. Cô là người đầu tiên tìm cách liên hệ với giang hồ nhà Tống để cứu ông ra khỏi cảnh lao tù của hoàng đế Khất Đan. Tiêu Phong được đưa về Nhạn Môn Quan nhưng tại nơi đây, ông đã dùng mũi tên chó sói tự đâm vào trái tim mình, nhận lấy cái chết để hoá giải hận thù của hai nước Tống - Liêu và tạ tội với hoàng đế Khất Đan. Cũng tại nơi đây, A Tử móc đôi mắt trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm lấy xác Tiêu Phong bước đi. Đây là lần đầu tiên, cô có được Tiêu Phong trong tay, cô được ôm lấy ông, ôm lấy tình yêu say đắm và tuyệt vọng của mình mà không còn sợ bị ông ruồng rẫy. Cha của Tiêu Phong 30 năm trước, đã bồng xác mẹ Tiêu Phong nhảy xuống hẻm núi sâu mịt mờ của Nhạn Môn Quan. Ba mươi năm sau, cô A Tử đui mù cũng bồng tỷ phu của mình và sa chân xuống hẻm núi sâu ngàn trượng đó.

    Đem A Tử gán vào cho Tiêu Phong, cả tác phẩm tiểu thuyết và cả các tác phẩm điện ảnh đã đem cái xấu xa nhất, cái tàn bạo nhất gắn liền vào với cái lương thiện nhất, cái chân chính nhất. Và giống như tinh thần nhân bản, tư duy nhân đạo phương Đông, cái thiện đã cảm hoá được cái ác, cái chính đã giành được thắng lợi trước cái tà. Nhưng số phận của Tiêu Phong và A Tử đau thương quá. Khác với truyện Kiều, Thuý Vân đã thay Thuý Kiều sống đời hạnh phúc lứa đôi với Kim Trọng. Còn Tiêu Phong ? Ông chỉ có thể tìm được hạnh phúc với cô chị A Châu chứ không phải với cô em A Tử hay một người phụ nữ nào khác. Riêng A Tử, cô chỉ có trong tay một tỷ phu ngoan ngoãn, dịu dàng đã chết ; một tình yêu tuyệt vọng. Trước tình cảm đó, nếu giải quyết cho A Tử còn sống với một đôi mắt còn nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, tiếp tục tra tấn cô gái nhỏ tuổi đó trong nỗi tuyệt vọng khôn nguôi thì là một điều cực kì phi nhân bản. Cả tiểu thuyết và cả bộ phim Thiên Long bát bộ đều giải quyết cho cô chết theo Tiêu Phong. Cái chết trong một chừng mực nào đó, là vô hậu, vô nhân đạo nhưng trong trường hợp này là rất có hậu, rất nhân đạo. Đó chính là cái nhìn của chủ nghĩa nhân đạo phương Đông, tâm hồn phương Đông.
     
  4. kenday

    kenday Tống văn Chảnh

    Hàng mới về IMG_0173.JPG IMG_0174.JPG IMG_0175.JPG IMG_0176.JPG IMG_0177.JPG IMG_0178.JPG IMG_0179.JPG IMG_0180.JPG IMG_0181.JPG IMG_0182.JPG
     
    Nobitaviet05, vuanoppro, DuyHV7 others thích điều này.
  5. Tịnh_Đế

    Tịnh_Đế Thổ địa

    bai-hoc-ban-cua - Kienthuccoban.
    Tiêu Dao Quán - tập 2: chữ Nghề

    Một nàng cav.., nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

    Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ...ai!

    :D:D:D
     
  6. Chắn hội Hải Phòng

    Chắn hội Hải Phòng Chắn hội Hải Phòng

  7. Thế Phiệt

    Thế Phiệt Chánh tổng

    Chú đang luyện Tịch Tà Kiếm Phổ mà lại bàn về cái chủ đề máu lửa thế ạ, coi chừng tẩu hỏa nhập ma chú ơi !

    " Hôm xưa lên tỉnh về làng
    Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
    Bây giờ quần trễ rốn lồi
    Khổ tôi khổ cả bố tôi đang thiền "


    :-j:-j:-j
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 25/2/17
  8. _Tàn Chi Lệnh_

    _Tàn Chi Lệnh_ Tiêu Dao Hội

    :D Đã Tịnh lại còn Thiến,mà cũng luận bàn về chuyện giường chiếuX_X
     
    lamtythoi, ANH HYE, ali33vn6 others thích điều này.
  9. Tiêu Dao Hội

    Tiêu Dao Hội Khoái Lạc - Bá Đạo

    Thông Báo

    ( V/v cử thành viên đi tham dự giải đấu )


    Nhận được lời mời tham gia giải đấu Chắn Hội Hải Phòng lần 3 của CHHP. Tiêu Dao Hội quyết định cử 2 thành viên đại diện cho hội tham gia giải đấu là :

    @maithuyanh0205
    @Chắn thủ Vương gia.

    Đề nghị 2 chắn thủ có tên :

    - Nêu cao tinh thần chơi vui - sống đẹp của hội.
    - Theo dõi LTĐ của mình, có mặt đúng thời gian và địa điểm qui định.
    - Tuân thủ qui chế để giải đấu thành công tốt đẹp.

    Tiêu Dao Hội tặng mỗi bạn 30m Bảo lấy may, chúc 2 bạn vui vẻ, mang vinh quang về cho Tiêu Dao Hội .

    Trân trọng !

     
  10. Tiêu Dao_Đỉnh Cao 81

    Tiêu Dao_Đỉnh Cao 81 Tiêu Dao Hội

    E Xin chúc 2 chắn thủ của Tiêu Dao Hội ta vững tin và thi đấu có thành tích tốt nhất về Hội Tiêu Dao của chúng ta
     
  11. Tiêu Dao Hội

    Tiêu Dao Hội Khoái Lạc - Bá Đạo

    TÂM KHÔNG NGHĨ CHUYỆN THỊ PHI, LÒNG KHÔNG TÍNH CHUYỆN LỢI HẠI MỚI LÀ CẢNH GIỚI CỦA BẬC TRÍ HUỆ (st)


    [​IMG]


    ‘Đi mây về gió’ vốn là hình ảnh kinh điển đầy cảm hứng trong các phim cổ trang hay truyện cổ tích. Nhưng không phải do tập luyện mà có được. Câu chuyện dưới đây sẽ lý giải vì sao và bằng cách nào mà người xưa đạt được những thần thông phi thường như thế.

    Xưa có người tên là Doãn Sinh, nghe nói Liệt Tử có thể bay được bèn đến cầu học. Ở nhà Liệt Tử mấy tháng trời, Liệt Tử ra vào lặng thing, không mảy may để ý đến Doãn Sinh. Nhân lúc Liệt Tử rảnh rỗi, Doãn Sinh đến bên cầu Liệt Tử dạy cho mình, năm lần bảy lượt, Liệt Tử vẫn chưa bằng lòng. Doãn sinh vừa thất vọng vừa oán trách, muốn xin về, Liệt Tử chẳng nói một lời nào. Doãn Sinh về đến nhà ngẫm nghĩ vẩn vơ đến vài tháng, trong lòng không sao bỏ được ý định học nghệ, lại quay trở lại nhà Liệt Tử xin học.
    [​IMG]


    “Sao anh đến đây nhiều lần như vậy?”

    Liệt Tử nghe xong, gật đầu, ra ý bảo Doãn Sinh ngồi xuống, rồi kể chuyện cho nghe: “Anh cho rằng việc học đơn giản thế sao? Muốn trong vòng mấy tháng học hết tuyệt kỹ của người khác rồi cuối cùng có thể cưỡi mây, đạp gió vi vu khắp chốn chăng? Như vậy há chẳng phải là người ngốc đang nói mê sao?“.

    Lúc trước ta cầu học ở thầy ta đâu dám như anh. Ta bái tiên sinh làm sư phụ, lại làm bạn với Bá Cao Tử 3 năm, trong lòng không dám nghĩ đến điều thị phi, miệng không dám nói đến chuyện lợi hại, như vậy mới được ông ấy để mắt đến một chút. Lại trong 2 năm sau, trong lòng học những phán đoán về chuyện thị phi, miệng bàn bạc đến những thứ lợi hại, ông ấy mới gật đầu cười với ta một chút. Lại trong 2 năm tiếp theo, yên tâm suy nghĩ, không vội vàng, không cảm thấy có điều gì thị phi, trong lòng có thể nói là không có chút gì lợi hại, ông ấy mới để ta ngồi cùng một chiếu.

    Từ đó về sau, ta càng không suy nghĩ tùy tiện theo những ham muốn tầm thường, không có gì làm ta sợ hãi, ta vượt qua tất cả những điều thị phi lợi hại, đến mức ông ấy là thầy hay là bạn của ta, ta cũng không còn biết nữa!

    Trong ngoài thân thể ta đều thanh tịnh, không có bất cứ thứ gì, đến mức các bộ phận cơ thể ta không có giới hạn nữa. Giữa bên này bên kia đều có sự tương đồng, suy nghĩ trong lòng cũng ngưng lại, bệnh tật cũng tiêu tan, cơ thể như không còn dính mắc vào đâu nữa, chân như không giẫm lên thứ gì cả. Tùy theo mây, theo gió, hoặc bên đông, bên tây, mà chuyển động theo. Tựa như cái lá nhẹ rơi xuống, lúc đó cũng không hiểu gió điều khiến ta hay ta điều khiển gió nữa.

    [​IMG]
    Thân thể nhẹ nhàng, cơ thể uyển chuyển.

    Anh đến học ở chỗ ta chưa được bao lâu, miệng thì kêu than, bụng thì tính toán, chẳng có chỗ nào là có khí chất cả, đất cũng không muốn cho đứng vững thì làm sao có thể cưỡi nổi mây?

    Doãn Sinh nghe vậy trong lòng vừa lấy làm xấu hổ, vừa bừng tỉnh đại ngộ. Quyết tâm tu tâm dưỡng tính trước, một lòng theo Liệt Tử.

    Lời bàn
    ‘Cưỡi mây cưỡi gió’ là một loại công năng, nhưng không phải luyện tập mà có được. Liệt Tử học cưỡi mây, thực ra là quá trình tu dưỡng bản thân, từ chỗ không dám bàn chuyện thị phi của người đời, không dám tính điều lợi hại, đến chỗ học tri thức để có thể bàn về chuyện thị phi, đàm về những điều lợi hại. Nhưng cảnh giới cuối cùng lại là ở chỗ vượt trên hết thảy điều thị phi, lợi hại, trong lòng không còn điều gì thị phi, cũng không chút nào bận tâm chuyện lợi hại.

    Người thường nghĩ rằng, bàn luận được chuyện thị phi trong thiên hạ, biết tính toán cân nhắc lợi hại ắt là khôn ngoan, tài giỏi. Thực ra, không quan tâm đến điều tiếng thế gian, cũng không bận lòng chuyện hơn thiệt, ấy mới là cảnh giới của trí tuệ. Người trí giả, thường lặng lẽ không nói, bởi tâm thái họ đã vượt qua rất xa những bon chen, tranh đấu tầm thường. ‘Không’ chính là cảnh giới cao hơn của ‘có’. Tâm không còn điều chi tầm thường, thì sao có thể bàn luận về những chuyện thị phi tầm thường được?

    Người với tâm thanh tịnh nhường ấy, tấm lòng thoáng đãng rộng mở, tâm không còn chỗ nào vẩn đục, thân không còn chỗ nào không tương thông, thì lẽ nào không bay lên được?

    [​IMG]
    Tâm thanh tịnh thì tự nhiên thân thể nhẹ nhàng.

    Cưỡi mây hay cưỡi gió, rốt cuộc chính là ở tâm kia có buông bỏ được hết những thị phi, lợi hại, xả được thảy những oán hận âu lo, tính toán tầm thường, phiền lụy khổ não vì: danh, lợi, tình của người đời hay không. Người khiến cho mình đạt đến cảnh giới ấy, thì cưỡi mây hay gió có gì là không thể?
    Doãn Sinh ban đầu không hiểu được nguyên lý sâu xa uyên bác ấy, nghĩ rằng đi học nghệ, trong tâm sốt ruột chỉ muốn đạt được công năng. Nào hay, người xưa có câu: ‘Vô sở cầu, nhi tự đắc’, nghĩa là không cầu mà tự nhiên lại đắc được. Làm việc gì cũng nên lấy tấm lòng trong sáng, không tính toán thiệt hơn, chăm chú chuyên nhất làm với tâm nguyện thực thi sao cho tốt thì sẽ có được hết những gì đáng được đắc.

    Công năng thực ra là công có được nhờ tu luyện. Cội rễ của ‘khí công’ chính là ‘tu luyện’. Giai thoại về các thần y trong quá khứ rất nhiều. Thực ra, họ đều thông qua tu luyện, lấy tu tâm dưỡng tính làm đầu, đều phải đả tọa thực tu mới sinh xuất được công năng, nhìn thấy trong thân bệnh nhân có bệnh gì. Xưa không có máy chụp CT, siêu âm, X Quang, nhưng Hoa Đà chỉ liếc nhìn là biết trong não Tào Tháo có khối u. Vì sao ông có công năng siêu phàm ấy? Là bởi đó là công đắc được thông qua tu luyện.

    Kẻ tiểu nhân làm mà với tâm vụ lợi, toan tính sao có thể đạt được mục đích của mình. Đương nhiên cầu thế nào cũng không thể có công năng, bởi đơn giản công năng đó có được là nhờ tu luyện, không tu tâm dưỡng tính thì không nói chuyện cưỡi mây hay cưỡi gió được.
     
  12. Tịnh_Đế

    Tịnh_Đế Thổ địa

    6b73ab7883223411f18b8deacd043c10.
    Tiêu Dao Quán - tập 3: chữ Mất

    Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

    Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.
     
    Tiêu Dao Hội, ANH HYE, hãy nói yêu e4 others thích điều này.
  13. _ Đông Tà _

    _ Đông Tà _ Chánh tổng

    Hãy khóc đi hỡi Nghi Lâm !

    Nghi Lâm là pháp danh một nhân vật nữ, một nữ ni cô nhỏ tuổi thuộc phái Hằng Sơn trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Nhân vật ấy là biểu tượng của những bi kịch cuộc đời và bởi vì cô quá trẻ, quá trong sáng cho nên bi kịch ngày càng tăng thêm chất ngậm ngùi, đau đớn.

    Cho đến năm 18 tuổi, Nghi Lâm trở thành một nữ ni xinh đẹp nhất của phái Hằng Sơn. Trong lớp áp nâu sồng của đời nữ ni, cô vẫn có một khuôn mặt trái xoan sáng như trăng rằm, một đôi mắt xanh như nước hồ thu. Nghi Lâm chỉ biết cha mình là một hoà thượng - Bất Giới đại sư; còn mẹ mình là ai thì điều đó cô không hề biết. Thật sự, mẹ cô vẫn hằng ngày sống bên cạnh cô. Giận cha cô khen một người khác xinh đẹp, mẹ cô lặng lẽ bỏ đi, vào chùa Hằng Sơn làm một Á bà bà (bà già câm điếc), chuyên lau tượng quét chùa. Bà vẫn theo dõi những bước tiến của Nghi Lâm trên con đường phật học cũng như đời sống nhưng bà không hề mở miệng nói với Nghi Lâm một lời.
    Nghi Lâm lớn lên trong chùa Hằng Sơn, thuộc làu kinh điển, học được một chút kiếm pháp. Trong lòng cô chỉ biết có Đức Bồ Tát và các thanh quy giới luật nhà Phật. Lớn lên đến 18 tuổi, cô chưa hề gặp một người đàn ông ngoài cha cô; chưa biết mùi phấn son, chưa nhìn thấy màu áo đẹp; chưa có một nụ cười...

    Cả tai hoạ và hạnh phúc đến với cô nữ ni xinh đẹp ấy trong một lần cô xuống núi Hằng Sơn, cùng sư phụ và các bạn đồng môn đi dự lễ rửa tay gác kiếm của Lưu Chính Phong phái Hành Sơn. Sau một lần trượt chân vì đường trơn, Nghi Lâm dừng lại bên suối rửa tay. Cô đã bị tên dâm tặc Điền Bá Quang bắt giữ và đưa vào hang động định giở trò cưỡng bức. Không nỡ để cho một nữ ni trong sáng như ngọc bị phá hoại danh tiết, tác giả Kim Dung đã để cho Lệnh Hồ Xung, đại sư huynh của phái Hoa Sơn, xuất hiện cứu Nghi Lâm. Kiếm pháp của Lệnh Hồ Xung hoàn toàn không địch nổi phép khoái đao của Điền Bá Quang. Lệnh Hồ Xung bị đâm cả một chục vết thương, người không còn một chút huyết sắc. Nhưng vốn là người mau chân lẹ miệng, hắn đã đánh võ miệng với Điền Bá Quang và cuối cùng đạt được chiến thắng, buộc Điền Bá Quang nhục nhã bỏ đi; Lệnh Hồ Xung bị bọn La Nhân Kiệt phái Thanh Thành đâm một nhát kiếm chí mạng. Nghi Lâm lạc mất Lệnh Hồ Xung từ đó.

    Để cứu Nghi Lâm, Lệnh Hồ Xung đã đặt chuyện nói những điều vu khoát: gặp ni cô là xúi quẩy, đánh bạc tất phải thua, uống rượu cũng chẳng thú vị gì. Cô bé nhẹ dạ vốn tin những điều vớ vẩn đó nhưng tự thâm tâm, cô đã mơ hồ nhân ra một điều: trên đời này người mà cô mong gặp nhất vẫn là gã lãng tử Lệnh Hồ Xung của phái Hoa Sơn. Cô mắc nợ anh một món ơn cứu tử và giá như cô có thể chết đi để Lệnh Hồ Xung sống sót trở về, cô cũng sẵn sàng xả thân. Cho nên khi Khúc Phi Yên báo tin Lệnh Hồ Xung còn sống và đưa Nghi Lâm vào động điếm dưới núi Hành Sơn thì cô nữ ni trong như ngọc đã sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ môn quy, cùng đi với Khúc Phi Yên.

    Cuộc sống oái oăm đã đưa cô nữ ni dấn thân vào động điếm, nằm trên chiếc giường xa hoa tráng lệ mà khách làng chơi vẫn hay đến nằm với các cô kỹ nữ. Nhưng cũng chính vì vậy mà Nghi Lâm đã cứu được ân nhân Lệnh Hồ Xung, cõng anh ra giữa vùng hoang sơn dã lĩnh không có một vết chân người, chăm sóc cho anh chữa lành vết thương. Qua câu chuyện Lệnh Hồ Xung, Nghi Lâm biết rằng anh đang quyến luyến cô tiểu sư muội Nhạc Linh San. Thế nhưng, trong tâm hồn cô nữ ni 18 tuổi này đã nảy sinh một rình cảm mới lạ, vừa có vẻ tội lỗi với Đức Bồ Tát, lại vừa gây cho cô những xúc cảm dịu dàng. Nghi Lâm hoảng sợ trước tình cảm mới lạ ấy. Trong đêm sao sáng, nhìn những ánh sao băng, cô cởi dải áo ra và cột lại dải áo để mong hoàn thành ước nguyện để rồi sợ hãi ngay chính lời ước nguyện của mình.

    Trọn đời Nghi Lâm chưa hề ăn cắp của ai một vật gì. Thế nhưng, vì tính mạng của Lệnh Hồ Xung, cô đã hai lần đi ăn cắp dưa và mỗi lần như vậy, trong cô lại nổi lên trận bão lòng dữ dội. Cô biết rằng vì Lệnh Hồ Xung, cô có thể làm tất cả mọi sự trên đời. Vâng, cô đã yêu chàng Lệnh Hồ Xung, một tình yêu ban đầu nồng nàn đau đớn, một tình yêu không nói được lên lời vì lời khấn trọn đời hiến dâng cho đường tu, một tình yêu vô vọng vì Lệnh Hồ Xung đã có Nhạc Linh San.

    Họ đã xa nhau từ đó, Nghi Lâm trở về Hằng Sơn, ngày đêm tụng kinh niệm Phật, mong sao Phật pháp có thể hoá giải được ma chướng trong lòng mình. Nhưng càng tu niệm, thể xác cô càng võ vàng. Bất Giới hoà thượng nhận ra tấm lòng đau khổ của con gái. Ông buộc Điền Bá Quang bằng mọi cách phải lên núi Hoa Sơn bắt cho được Lệnh Hồ Xung về thành hôn với Nghi Lâm. Điền Bá Quang không làm được điều ấy, ông đích thân ra đi, cũng không được nốt.

    Lệnh Hồ Xung bị Nhạc Linh San phụ bạc, bỏ đi lưu lạc giang hồ. Trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương, anh tình cờ kể cho Nhậm Doanh Doanh nghe về mối tình si của mình và những đau thương oan ức mà anh phải gánh chịu vì những hẹp hòi, ích kỉ. Nhậm Doanh Doanh chính là Thánh cô của Triêu dương thần giáo. Cô nhận ra nới chàng trai một tình yêu mãnh liệt. Và cô si tình chàng trai Lệnh Hồ Xung dưới mắt cô, một chàng trai không chung tình với quá khứ thì cũng chẳng có thể chung tình với tương lai. Họ trở thành đôi bạn bôn tẩu giang hồ, thương yêu say đắm và trao cho nhau những lời hẹn thề kết tóc se tơ. Ở một nơi lặng lẽ trong chùa Hằng Sơn, Nghi Lâm nhận được những thông tin đó. Nàng thường dắt tay Á bà bà dẫn ra chỗ kín đáo của Hằng Sơn biệt viện tâm sự; và, mỗi lần như thế, nàng thường gọi khẽ tên Lệnh Hồ Xung. Nàng chẳng hay đâu Á bà bà là mẹ ruột của mình.

    Lệnh Hồ Xung trở về Hằng Sơn và nhận trách nhiệm làm chưởng môn phái Hằng Sơn. Nghi Lâm trở thành đệ tử của anh. Anh lấy làm lạ vì cô thường ít nhìn mặt anh, thường tỏ ra lạnh nhạt khi anh hỏi han đến. Anh có biết đâu trong cái vỏ lạnh lùng kia là cả một trời yêu say đắm; mà tiếng kinh cầu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn cho anh ngày xưa do Nghi Lâm niệm lên cầu nguyện cho anh thoát qua những cơn nguy hiểm chính là biểu hiện của tình yêu ấy. Anh nhận ra vẻ tiều tuỵ võ vàng của tiểu sư muội Nghi Lâm. Nhưng trước Nghi Lâm anh có Nhạc Linh San; sau Nhạc Linh San anh có Nhậm Doanh Doanh. Anh chỉ xem Nghi Lâm như người bạn, người em nhỏ bé mà anh phải có bổn phận bảo vệ, che chở, dạy dỗ.

    Nhưng chẳng có nghĩa gì khi tình yêu không nói được thành lời. Tác giả Kim Dung đã tạo cơ hội cho Lệnh Hồ Xung nghe được tiếng lòng trung thực của Nghi Lâm. Một lần, anh hoá trang thành Á bà bà và Nghi Lâm đến nắm tay anh, kéo anh đi lên Hằng Sơn biệt viện. Nơi đây, cô ngắc lại những hình bóng cũ, những kỉ niệm xưa giữa cô và Lệnh Hồ Xung cho "Á bà bà" nghe và cuối cùng, cô gọi khẽ tên anh. Mối tình câm của cô tiểu sư muội khiến Lệnh Hồ Xung choáng váng, vừa thương cảm, vừa hổ thẹn. Trong đêm thanh vắng, anh nhận ra tất cả sự thật; lòng đau thương vì thấy Nghi Lâm võ vàng, tiều tuỵ trong mối tình si hoàn toàn không có đoạn kết.

    Nghi Lâm đi đâu, về đâu? Trong khúc cuối của Tiếu ngạo giang hồ, chính tác giả Kim Dung cũng chẳng dám nói đến kết thúc của mối tình si ấy. Ông bỏ lửng số phận của Nghi Lâm, giả vờ như không biết đến nữa khi để cho Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh cưới nhau, cùng hợp tấu cầm - tiêu khúc nhạc Tiếu ngạo giang hồ. Tiểu sư muội Nghi Lâm với mối tình đơn phương rạt rào như sóng Trường Giang chẳng được ai nhắc đến nữa. Nhưng tôi biết những giọt nước mắt lặng lẽ ấy của người ni cô thánh thiện đêm đêm vẫn rơi trên gối trong căn phòng nhỏ của chùa Hằng Sơn.

    Ôi, giá như Nghi Lâm bé bỏng được nắm tay Lệnh Hồ Xung một lần để bày tỏ tình yêu của mình vì lòng kính sợ Đức Bồ Tát đã không cho phép cô được nói gì với anh; giá như cô được nói với anh một lời chia tay, một câu chúc hạnh phúc thì tâm hồn cô đã khá hơn một chút. Đằng này, suột đời cô mang nặng mối tình câm và tàn úa dung nhan xuân thì lặng lẽ trong chùa Hằng Sơn !

    Khi xây dựng nhân vật Nghi Lâm, Kim Dung đã xây dựng một nhân vật bi kịch ấy nằm ngay trong tuổi trẻ, tuổi mới biết yêu. Ông có bất công khi đem toàn bộ bi kịch trút lên đôi vai bé nhỏ và tâm hồn trong sáng của Nghi Lâm tiểu sư muội? Có đấy. Có người cho Nghi Lâm là vang bóng của Hạ Mộng, một mối tình u uẩn trong đời Kim Dung. Điều đó chỉ đơn giản là một suy luận. Tôi chỉ mong một điều: nếu có những Nghi Lâm đích thực trên đời thì hãy để cho họ được khóc lên, khóc to một lần. Hạnh phúc ở một chừng mực nào đó, nằm trong tiếng khóc, trong giọt nước mắt tuôn rơi.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 26/2/17
    hieupbqgmn, Tiêu Dao Hội, pdhien10 others thích điều này.
  14. Bài viết hay quá
     
  15. Chắn thủ Vương gia

    Chắn thủ Vương gia Tiêu Dao Hội

    Trước tiên xin trân thành cảm ơn Tiêu Dao đã tin tưởng và lựa chọn, mình xin hứa sẽ cố gắng hết mình (chơi khô máu luôn) trên tinh thần chơi vui - sống đẹp của hội.
     
    Tiêu Dao Hội, pdhien, Tịnh_Đế9 others thích điều này.
  16. Chúc mừng Bác mong bác chiến thắng
     
  17. Dấu_Ấn29

    Dấu_Ấn29 Chánh tổng

    Để lại ít máu còn mang cúp VĐ HP về cho Tiêu Dao chứ chơi khô máu lấy đâu ra máu mà mang cúp VĐ về:)>-:bz**==
     
    Tiêu Dao Hội, pdhien, Tịnh_Đế9 others thích điều này.
  18. maithuyanh02051

    maithuyanh02051 Phó Bang Chủ Tiêu Dao Hội

    Xin cám ơn TDH đã tin tưởng và lựa chọn tôi.tôi sẽ cố gắng thi đấu thật tốt để ko phụ tấm lòng của TDH .
    Xin chân thành cám ơn !
     
    maihanh1968, Tiêu Dao Hội, pdhien7 others thích điều này.
  19. choicctt60

    choicctt60 Trưởng Lão Tiêu Dao Hội

    Chúc MTA có những nước bài bay bay như những vần thơ đã viết.
     
    Tiêu Dao Hội, pdhien, Tịnh_Đế4 others thích điều này.
  20. maithuyanh02051

    maithuyanh02051 Phó Bang Chủ Tiêu Dao Hội

    Dạ em cám ơn anh .chắc sẽ là vậy anh ạ ;;);;);;)
     
    maihanh1968, Tiêu Dao Hội, Tịnh_Đế5 others thích điều này.