NHỚ... Xa quê cũng đã lâu rồi Bàng hoàng tỉnh giấc bồi hồi nhớ thương Nhớ về mảnh đất yêu thương Con đường đê nhỏ vẫn vương sợi tình Đâu rồi cong vút mái đình Lũy tre đầu xóm nghiêng mình đón ai? Đâu rồi ruộng lúa bờ khoai Xa xa bến cũ tiếng ai gọi đò.........
Theo giấy khai sinh thì nhà văn Nam Cao sinh ngày 29/10/1917... Cũng vào ngày này, tháng này 94 năm sau Bác @Tào Tháo chính thức bước chân vào giới showbiz và chinh chiến phiêu bạt trên khắp các mặt trận tại Sandinh.cơm.
Anh nhìn không thấy béo, nhưng với em thế này là béo quá rồi anh ạ ,em đang ăn ít đi vì sợ béo nữa đây anh
Tặng các bạn yêu thơ ! Viết cho T/y lứa đôi. Bài thơ này em muốn gửi cho anh Người lặng lẽ bên em bao lâu ấy Chẳng phải là vô tình em không thấy Mà bởi vì ta quá muộn mà thôi ! Bài thơ này em viết ,nước mắt rơi Trái tim em vốn yếu mềm lắm lắm Cũng rung lên bởi những gì đằm thắm Nhưng chẳng thể nào thắng lý trí cản ngăn ! Em gửi lời tới ngọn gió mong manh Anh đừng tốt với em nhiều thế nữa Trái tim em chẳng thể nào sẻ nửa Chỉ làm em day dứt mãi mà thôi ! Thoảng chút buồn về quá khứ xa xôi Chúng mình đã có duyên mà không nợ Là hai ta đã ngu ngơ để lỡ Nên một đời chẳng đến được với nhau !
(Đọc bài thơ chị viết có một cái gì đó nuối tiếc, dang dở.. khi nhận ra có một người vẫn âm thầm, lặng lẽ đi bên cạnh... thì đã quá muộn rồi. Bởi "Trái tim em chẳng thể nào sẻ nửa"...cũng bởi: "Chẳng thể nào thắng được lý trí cản ngăn"...) Chiều mưa buồn, học theo chị. Em cũng có tý góp vui... Ai mà chẳng có một mối tình Tình đầu in đậm mãi trong tim Dẫu rằng tình ấy không trọn vẹn Sẽ mất cả đời khó thể quên. Tình cờ làm sao ta lại gặp Phố nhỏ đường xưa bước cúi đầu Ký ức ngày nao như sống lại Cái thuở ban đầu ta có đôi. Lê gót trở về trên lối xưa Bao nhiêu kỷ niệm thuở ban sơ Lối cũ còn đây giờ vắng bóng Bờ vai ai đó bước song hành. Giờ đây còn lại một mình tôi Chuyện tình ngày ấy đã xa xôi Phương trời nơi ấy, xin người hiểu Đường đời tôi đếm bước đơn côi...
Tặng các bạn yêu thơ ! U sầu cô quạnh chính niềm đau Tình nghĩa yêu thương mới nhiệm màu Ai đem nhung nhớ về nơi ấy Để lòng em tủi đã khắc sâu ! Hai ta thương nhớ mới ngày đầu Dìu dắt nhau rời chốn bể dâu Chàng không ưng ý lòng em nẫu Thánh thót đêm trường những giọt châu !
@Lộc Phong Lan và @dangbotot cùng chị vào chém @Tào Tháo nhé ! CHÉM @Tào Tháo Lâu chẳng thấy @Tào Tháo xuất hiện Để vào đây cầm kiếm chém thơ Chị mong chị gọi hàng giờ Chẳng thấy vào ngó hả Tào Tháo ơi Không biết bận hay là đau ốm Mấy hôm nay chẳng thấy mặt đâu Chắc là lại đang buồn rầu Tương tư tình cũ âu sầu phải không Chẳng thấy mặt chém Tháo cũng mệt Dao sẵn rồi chém chết cho xong Để chị phải chạy một vòng Hoá ra thấy Tháo ở trong phòng trà Tháo đang hát hò la inh ỏi Vợ Tháo thì đau nhói con tim " Nghêu " ơi anh mãi đi tìm " Ngao " ngày em vẫn lặng im chốn nào Hát chị gọi mà sao em vẫn Hoài lặng im chẳng nói một lời Thôi về đi hỡi Tháo ơi Đừng buồn chi nữa một thời đã qua Hãy về đi gái xinh còn lắm Chị sẽ làm bà mối cho em Hai đứa gặp mặt làm quen Thì em hãy đến ngỏ lời xem sao Đã lâu chị chẳng mài dao Lên là Tào Tháo nghêu ngao hát hoài Hôm nay chị quyết ra oai Chém cho Tào Tháo đi ngoài mới thôi
Dạ chị.. em cũng hy vọng là Tháo chỉ đang bận quá không lên gặp gỡ được thôi ạ. Cả tuần nay em cũng đang bị mấy đầu việc ở công ty ép khỏi thở luôn nên chữ nghĩa, văn thơ tụt đâu hết cả. Dưng cơ mà cái đoạn sau là em ưng lắm luôn... Chị có mối lái quả Đại Kiều nào cho @Tào Tháo thì tiện tay gắp nốt quả Tiểu Kiều cho em với! Vài lời gửi đến bác A Man Thấm thoát vài hôm chẳng lượn bàn. Tôi thì việc ép, chân tay xoắn Mong rằng bác sức khỏe trường an. .................
Gửi Anh ( Tào Tháo ) nhé! Em chém chút SÓNG VÀ CÁT Thơ NGŨ NGÔN Ta như một bờ cát Chờ con sóng vỗ về Nhưng sóng còn mải mê Mãi cận kề nơi khác Sóng muôn đời vẫn bạc Nên đã lạc đâu rồi Cứ để mặc cát trôi Chẳng đoái hoài thương tiếc Sóng kia nào có biết Cát sẽ mãi chìm sâu Nơi đáy bể u sầu Tối đen và lạnh lẽo Sóng ơi sao nhạt nhẽo ? Để cát mãi ra đi Hỏi sóng có buồn gì ? Khi không còn cát nữa ? Sóng và cát muôn thuở Sẽ chẳng gặp lại nhau Sóng vẫn mãi bạc đầu Cát vùi đâu biệt tích ?
Em mới sưu tầm được! Tặng bác nhé. Thái Văn Cơ, người mẹ bất hạnh nhất lịch sử TQ Thứ Hai, ngày 31/03/2014 05:00 AM (GMT+7) Sự kiện: Những nhan sắc một thời Trong kỳ 4, cũng là kỳ cuối của loạt bài này, chúng tôi xin được khép lại “Trung Hoa Tứ đại tài nữ" bằng việc giới thiệu tới các bạn về cuộc đời và những đóng góp của cho văn chương, nghệ thuật Trung Quốc của Thái Văn Cơ. (Trung Hoa Tứ đại tài nữ - kỳ 4) Có một điểm chung giữa Lý Thanh Chiếu, Trác Văn Quân, Ban Chiêu – những nữ sĩ chúng tôi đã giới thiệu trong 3 kỳ trước của Trung Hoa Tứ đại tài nữ: họ đều là những người phụ nữ tài giỏi nhưng có cuộc sống hôn nhân trắc trở, bất hạnh. Và người cuối cùng trong Tứ đại tài nữ, Thái Văn Cơ, thật trùng hợp cũng là vị nữ sĩ có chung số phận như vậy, thậm chí, bà còn là người mẹ quá bất hạnh khi phải sớm vĩnh biệt hai con của mình khi chúng còn thơ dại. Trong kỳ thứ 4, cũng là kỳ cuối của loạt bài này, chúng tôi xin được khép lại “Trung Hoa Tứ đại tài nữ" bằng việc giới thiệu tới các bạn về cuộc đời và những đóng góp của cho văn chương, nghệ thuật Trung Quốc của Thái Văn Cơ. Tài nữ - người mẹ bất hạnh nhất lịch sử Trung Quốc Thái Văn Cơ (Thái Diễm), sinh năm 177, chưa rõ năm mất, tự là Chiêu Cơ, là người Trần Lưu (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Cha bà là Thái Ung (132-192), một nhà văn, nhà sử học làm quan cuối thời Đông Hán. Tương truyền, Thái Ung, cha của bà còn là một thi nhân rất thành thạo âm luật. Truyền thuyết kể lại rằng ông thông thạo âm luật đến mức một hôm tình cờ nghe tiếng củi cháy, bèn bảo với người đốt củi: “Tôi nghe tiếng củi nổ, biết là củi tốt, chớ nên đốt”. Ngay sau đó, ông xin khúc củi cháy dở đem về, làm thành một cây đàn, đánh lên quả nhiên tiếng rất trong. Được thừa hưởng tài năng và sự dạy dỗ của cha, năm tám tuổi, Thái Văn Cơ đã nổi tiếng giỏi đàn, cũng tinh thông thơ ca, văn chương. Cuộc sống riêng tư của bà gắn liền với những biến cố lịch sử của thời đại, được người đời thương cảm bởi sự éo le, phiêu bạt khắp chốn trong rất nhiều năm. Năm mười sáu tuổi, Thái Diễm lấy chồng là một danh sĩ khá nổi tiếng, thế nhưng chẳng được bao lâu thì chồng mất. Chuyện này khiến gia đình nhà chồng cho là bà khắc mệnh, vợ chồng bà lại chưa có con, nên Văn Cơ bị nhà chồng đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Về sau nhờ có Tào Tháo, vốn là bạn thân của Thái Ung, vì thương xót Văn Cơ nên cho sứ giả đem vàng ngọc tới chuộc về. (ảnh minh họa) Sau này, nhà Đông Hán bắt đầu có dấu hiệu suy tàn, thời kỳ loạn lạc. Thái Ung dâng sớ cảnh báo hoàng đế chuyện triều chính, thế nhưng hoàng đế chấp lời cảnh báo ấy về sự hưng vong của nhà Hán, đồng thời cũng lạnh nhạt dần, không trọng dụng Thái Ung nữa. Cuối cùng, cha bà đã buộc phải cáo lão để trở về quê nhà bên ngoài thành Trường An. Sau đó không bao lâu, quả nhiên, nhà Đông Hán bắt đầu suy tàn, quân Đổng Trác lúc bấy giờ vào làm loạn, vượt quyền nhà vua, chèn ép quan lại và dân chúng, bắt dân nữ. Một nữ sĩ tài năng như Văn Cơ đáng tiếc cũng không thể tự cứu chính mình, năm 192, Thái Văn Cơ bị quân Đổng Trác bắt. Đến năm 195, Tả Hiền Vương của Nam Hung Nô đánh bại một đạo quân của Đổng Trác, thấy Văn Cơ xinh đẹp tài giỏi nên bắt lại, bà phải lưu lạc làm vợ người ở đất Hung Nô, sinh được hai người con. Về sau nhờ có Tào Tháo, vốn là bạn thân của Thái Ung, vì thương xót Văn Cơ nên cho sứ giả đem vàng ngọc tới chuộc về. Thế nhưng, đau đớn xiết bao cho một người mẹ, hai đứa trẻ không được phép trở về quê hương cùng bà. Đối với Văn Cơ, điều này làm bà vô cùng đau khổ, dằn vặt và thương nhớ suốt quãng đời còn lại trên cố quốc. Xúc cảm bi thương trong những bài thơ của Thái Diễm Cuộc sống đọa đày, vất vả của Thái Văn Cơ đã ảnh hưởng lớn tới phong cách thơ ca của bà. Với xúc cảm đau đớn, chân thật, bà đã sáng tác những tác phẩm nổi tiếng và được người đời ngợi ca như một trong những tài nữ giỏi giang nhất của Trung Quốc cổ đại. “Bi phẫn thi” tuy nội dung chính là thuật lại cuộc đời cá nhân Thái Văn Cơ, song vận mệnh của bà gắn chặt với những biến cố lớn của xã hội, nên tính điển hình – tính lịch sử vô cùng rõ rệt. (ảnh minh họa) Nói đến các tác phẩm của của Thái Diễm, có hai bài thơ được lưu truyền qua các thế hệ và còn lại đến tận ngày nay. Đó là Bi phẫn thi (Bài thơ đau thương) - một bài thơ theo thể ngũ ngôn cổ phong, và một thiên có tên Hồ già thập bát phách (Mười tám điệu phách của người Hồ). Trong đó Bi phẫn thi là một trong những bài thơ tự sự nổi tiếng nhất của thơ ca cổ điển Trung Quốc: “Thời Kiến An, khó có tác phẩm nào mang quy mô phản ánh rộng hơn và cũng làm xúc động lòng người hơn là Bi phẫn thi” (GS. Nguyễn Khắc Phi) Gắn với cuộc đời của Thái Văn Cơ, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp tự sự và xúc cảm trữ tình, “Bi phẫn thi” như một nhật ký đầy cảm xúc và nỗi buồn nước mất, nhà tan, chất chứa tâm trạng của bà trong quá trình suốt từ khi triều đình nhà Hán rối loại, cho đến lúc buộc phải sống nơi biên thùy xa lạ bên đất Hung Nô, day dứt khi phải vĩnh biệt hai con và tâm trạng cô đơn, lo sợ khi đã sống yên nơi cố quốc. “Bi phẫn thi” tuy nội dung chính là thuật lại cuộc đời cá nhân Thái Văn Cơ, song vận mệnh của bà gắn chặt với những biến cố lớn của xã hội, nên tính điển hình – tính lịch sử vô cùng rõ rệt. Cảm nhận, đánh giá về “Bi phẫn thi” có nhiều, không chỉ là từ phía các nhà nghiên cứu Trung Quốc mà còn từ các học giả, nhà phê bình văn học trên khắp thế giới, nhân đây, chỉ xin trích đoạn một đánh giá của học gỉa Việt Nam Nguyễn Hiến Lê: “Khi về nước rồi, bà làm bài Bi phẫn thi dài 540 chữ, tả nỗi long đong của bà, lời cực thống thiết, tựa như mỗi chữ là một giọt lệ” …… Hoang thảo phong tục khác Đạo lý chẳng giống ai Một nơi nhiều sương tuyết Gió Hồ suốt năm dài Phiêu phiêu phất tà áo Lồng lộng thổi vào tai Những khi nhớ phụ mẫu Kêu than mãi khôn nguôi Có khách từ ngoài tới Được hay, xiết mừng vui Ra đón thăm tin tức Quê lại chẳng cùng nơi Bỗng có người thân thích Phái sứ giả đón về Khi được toàn nguyện vọng Lại khó bỏ hài nhi Máu mủ liền khúc ruột Tái ngộ không hẹn kỳ Sống chết đều xa cách Sao nỡ nói chia ly Hài nhi ôm lấy cổ Hỏi mẹ thực muốn đi? “Người bảo là như vậy Mai kia có trở về? Thường ngày mẹ yêu mến Sao nay chẳng nhân từ? Hài nhi còn nhỏ tuổi Nỡ chẳng đoái hoài ư!”… Theo Đ.A.P (Khampha.vn)
Tặng các bạn yêu thơ! Viết cho T/y lứa đôi. Nếu một ngày em chẳng thấy bóng anh Để trong nhau những chòng chành luyến nhớ Và khát khao vòng tay ôm hơi thở Là môi cười vẫn luôn nở anh yêu ! Nếu một ngày vắng anh sẽ cô liêu Em ngẩn ngơ khi bóng chiều rơi rớt Nỗi nhớ anh cứ trào dâng bất chợt Chẳng thể nào chia sớt hết niềm thương ! Nếu một ngày không còn anh chung đường Em xin trả để tình vương còn mãi Một mình em vùi chôn trong nắng trải Mình xa nhau thế có phải không anh !
Bác Tào.. Tháo chạy nơi đâu Mà không thấy bác vuốt râu hội bàn Anh em lo lắng hỏi han Mong rằng sức khỏe vẫn an, vẫn lành Thùy Anh chị ấy hỏi anh Lâu rồi không thấy nó đi đâu rồi..? Bọn em vác kiếm... tìm rồi Sân đình không có, bác ngồi nơi đâu..? Dạo này chắc có chuyện sầu Nên về ở ẩn giải sầu tương tư Bò Tót nó sợ anh hư Nên nhờ đến cả Cái bang cùng tìm.. Thùy Anh chị ấy im lìm Vác dao mài sẵn quyết tìm được anh.. Thân Tào thì rất mong manh Thùy Anh quyết chém Tháo nhanh đi ngoài....
THÔI KO CHÉM THÁO NỮA NHÉ ! Mấy ngày không thấy tháo đâu Thấy chị chém gió thì thò mặt ra Thế là ba chị em ta Chém cho Tào Tháo phải ra Sân Đình ! Tưởng rằng đau ốm vì tình Để chị mai mối cho liều thuốc tiên Uống vào là sẽ khỏe liền Vung gươm múa kiếm khắp vườn Tiêu Dao ! Phong lan, Bò Tót, thế nào Thôi không chém nữa kẻo Tào Tháo điên Lại mất hết cả bạn hiền Chém vui chút nhé ,Tháo đừng khóc nghe !
mọi người đã quan tâm ! Mọi người chém đẹp lắm, chém hay lắm, đến ông Bát Lê năm xưa nổi tiếng với tài Chém Treo Ngành và khúc ca đầy sát khí : " Trời nổi cơn lốc Cảnh càng u sầu Tiếng loa vừa dậy Hồi chiêng mớm mau Ta hoa thanh quất Cỏ xanh đổi màu Sống không thù nhau Chết không oán nhau Thừa chịu lệnh cả Dám nghĩ thế nào Người ngồi cho vững Cho ngọt nhát đao Hỡi hồn ! Hỡi quỷ không đầu ! " Cũng phải lắc đầu lè lưỡi... Trước cơn bão lớn, trời thường phẳng lặng. Bão được hình thành từ dòng vận động đi lên của khí. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi cơn bão trong thời gian định hình, chúng sẽ bắt đầu hút không khí nóng ẩm từ môi trường xung quanh. Không khí sẽ đi qua mây, được “bắn” trả lại lên tầng cao nhất rồi đi xuống mặt đất. Trong hành trình đi xuống, không khí trở nên khô và ấm hơn vì đã bị hút hết độ ẩm trước đó. Vì không khí khô, nóng có tính chất ổn định hơn nên kết quả chúng trở thành một lá chắn tạm thời cho cơn bão, ngăn chặn những phần khí không cần thiết “đột nhập” quá trình bão hình thành. Điều này lý giải cho tình trạng lặng gió. Không khí không được lưu thông một cách bình thường và bầu trời trở nên tuyệt đẹp trước khi có bão. Cụ thể, trước khi trời có bão, bầu trời thường quang đãng, trong xanh. Nếu quan sát kỹ, những đám mây khi ấy thường có màu vàng mỡ gà, hay bầu trời có màu vàng hồng chói, đỏ thẫm. Đó chính là những dấu hiệu trời sắp có dông bão. Từ xa xưa, tổ tiên xưa đã có những phương pháp để dự đoán khá chính xác về các cơn bão. Ca dao tục ngữ có câu : “ Ráng mỡ gà thì gió Ráng mỡ chó thì mưa ” hay “ Trời vàng thì gió Trời đỏ thì mưa ”... Đều mang nội dung như vậy. Không những thế, thông qua việc quan sát hoạt động của các loài động vật, người xưa cũng có thể đoán trước phần nào tình hình thời tiết. Chẳng hạn như : “ Tháng bảy heo may Chuồn chuồn bay thì bão ” hoặc “ Kiến đắp thành thì bão Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa ”. Đối với những người ngư dân ven biển, người ta phát hiện bão qua một số dấu hiệu như sau: trước khi bão đến, nếu bơi hay lặn xuống nước cảm thấy nước biển nóng hơn bình thường và cá chết nổi lềnh bềnh, đồng thời nghe có tiếng réo ầm ầm từ rất xa... Trong tiểu thuyết Thần Điêu Hiệp Lữ, nhân vật huyền thoại Độc Cô Cầu Bại sống một mình trên núi cao hoang vắng. Trước khi chết, đã đào mộ chôn những thanh kiếm của mình với 3 triết lý : - Lúc trai trẻ, lòng đầy nhiệt huyết mà thiếu sự sắc sảo, chín chắn, sử dụng Tử vi kiếm . Là thanh kiếm gọn nhẹ, sắc sảo và linh hoạt. - Lúc trưởng thành, khi đã đạt đến độ chín của suy nghĩ và sức lực, sử dụng kiếm sắt nặng nề, trọng sức nặng mà không cần sắc bén. - Khi đã ngả về già. Suy nghĩ và kiếm thuật đã đạt đến độ viên mãn. Chỉ cần Kiếm gỗ, thậm chí là cỏ cây cũng có thể trở thành bảo kiếm. Sau đạt đến độ thượng thừa, thì tay không cũng như là đang dụng thanh bảo kiếm. Tương truyền ông lập 5 ngôi kiếm mộ. Ngôi thứ nhất, chôn thanh Tử Vi Nhuyễn Kiếm, dùng khi trai trẻ, chôn ngay sau khi ông giết nhầm người nghĩa sĩ. Ngôi thứ hai, chôn một cây Cương Kiếm, một cây kiếm gọn nhẹ, bình thường như kiếm trong giang hồ. Ngôi thứ ba, chôn cây Huyền Thiết Trọng Kiếm. Cây kiếm sau này được Dương Quá sử dụng. Ngôi thứ tư, chôn một cây Kiếm gỗ. Ngôi thứ năm, không chôn gì - nghĩa là chôn Kiếm Khí. Lúc này Khí đã thành Kiếm, vô hình, vô ảnh... ... Lâu không chém, chẳng biết chém vào đâu, đành chém đại vài đường sơ sơ như vậy. Mọi người đọc xong cứ chê trách, băm chém thoải con gà mái nhé ! Đường lên Tây Trúc quanh co Chỗ rẽ không biển báo cho rõ ràng Nhiều khi tưởng đến thiên đàng Xuống nhầm địa ngục, nghĩ càng đớn đau !
Tặng các bạn yêu thơ ! Viết về T/y Mùa Hạ. CƠN MƯA CHIỀU. Chiều mưa buồn lòng trống vắng không anh Mưa rơi nhiều càng dâng tràn nỗi nhớ Hè tháng năm ve sầu kêu nức nở Khúc nhạc buồn dang dở phút chia xa ! Những buồn vui kỉ niệm chẳng phai nhoà Cứ ùa về cơn mưa chiều tầm tã Bởi tình yêu ướp hương đầu mùa hạ Nỗi nhớ nào trên phiến đá thời gian ! Chiều mưa rơi mây giăng kín non ngàn Mình nhớ nhau ngập tràn trong kí ức Tình ta đó khiến lòng thêm rạo rực Vẫn dâng trào với nỗi nhớ nồng say ! Người ở đâu khi em viết thơ này Từng nét bút trang giấy còn luyến nhớ Vắng xa anh câu thơ tình nức nở Lúc mưa buồn anh có nhớ em không ! P/s : Thơ tình viết thật là buồn Nhưng đời mình vẫn mãi cười bạn nha Vẫn tươi vẫn đẹp như hoa Vần thơ thì cứ nhạt nhoà tình yêu Mọi người cứ tưởng mình xiêu Nhưng mà mình mãi chỉ yêu thơ buồn Chiều nay ngào ngạt mưa tuôn Ngồi buồn mình viết đỡ buồn bạn yêu Mình tặng các bạn sớm chiều Chúc bạn vui với món quà là thơ Cuộc đời đầy dãy bất ngờ Vui lên các bạn vần thơ yêu đời !
Đêm Không ngủ được! Tặng ACE bài thơ này ạ. GÁI QUÊ... Thơ ĐƯỜNG (TNBC) Yếm trễ,đuôi gà gợi dáng quê Hương đồng gió nội giỏi giang bề Công dung gái đảm vui lòng mẹ Đức hạnh cha rèn mãi chẳng chê Chữ ái tình chung hồn vẹn giữ Ong vờn,bướm lượn chẳng nao thề Duyên thầm chặt dạ tròn chung thủy Giản dị chân thành vạn kẻ mê.