VỚT TRĂNG Trăng khuya song chếch nghiêng hè rớt Ta vớt trăng vào cái túi thơ Suông canh cũng chỉ mình ta thức Em ngủ bên chồng, có nhớ xưa ? st.
Chả vần điệu gì cả.. Trăng khuya chênh chếch bên song Đưa tay với lấy cõi lòng ngẩn ngơ Năm canh thao thức đợi chờ Em giờ nơi ấy giấc mơ bên chồng.
Cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Với lại thể thơ cũng khác nhau mà ken_ars ? Trăng của ken_ars mới chênh chếch thôi chứ chưa rơi. Với lại bài thơ hay nhất, đắt nhất ở cái từ " vớt " thế mà độc giả lại bỏ qua. Người ta đã sang ngang, có hẹn , còn hò gì đâu mà đợi mà chờ. Câu cuối cùng của ken_ars thì hỏng hẳn không sửa được nữa. Em ngủ bên chồng và em giờ nơi ấy là hoàn toàn khác nhau. Giấc mơ có nghĩa là chưa có được , còn mơ ước . Người ta đang hạnh phúc, đang yên giấc bên chồng thế rồi mà ken. Câu cuối của bài thơ gốc là một câu hỏi. Trong cái không gian xô bồ , mạch suy nghĩ bị ngắt quãng Hết Tuổi tôi cũng chỉ nói được đến thế. Xin mời @Nguyễn Tiểu Thương , @choicctt60 , @bến đò xưa , @shogun 01 , @Timekiller và các bạn đọc khác góp nhặt thêm cho !
Cốc cốc đánh mõ đi tuần Cha mi nói dối đau chân nằm nhà Ngày mai làng làm thịt gà Con ơi đưa gậy cho cha đi tuần( quân Nhị sách).
NHỚ BẠN Nhớ xưa tháng sáu nhạt nhòa Mùa thi hoa phượng đã xa mất rồi Ngày nao tựa cửa song ngồi Ngắm hoa phượng nở một thời ẩm ương Giờ đây xa nhớ mái trường Ngày xưa cứ tưởng mình thương một người Chưa tròn chín, chẳng đôi mười Mà giờ đây đã mỗi người vài con Nhớ xưa ve hát nỉ non Nhớ xưa bạn cũ mon men chữ tình Giờ đây ta nhớ hay mình Cho hoa phượng thắm để mình ngẩn ngơ Em ( cháu ) thì không hay để ý đến trắc - bằng, bằng - trắc. Cứ nghĩ sao, cảm nhận thế nào thì viết ra thôi. Nhân tiện ở đây cho em ( cháu ) được hỏi ngoài lề 1 chút ạ. Em ( cháu ) có viết 1 bài xẩm thập âm cũng được mấy năm rồi, cơ mà không biết nên hỏi ai để xem bài viết của mình có thể đươcr sử dụng không. Xin được nhờ mọi người mách lối ạ
" Văn mình ,vợ người ..." Hay hay không cũng có mỗi người cảm nhận .Mình thấy hay ở chỗ thơ của bạn là " Dấu xưa kỷ niệm " của riêng bạn .Đó là điều đáng quý .
Em đây đích thị trai quê Từ lâu em đã rất mê thơ tình Cho dù chân lấm bùn sình Em vừa cấy lúa, nhớ Tình thả thơ Chiều chiều ngồi ngắm cánh cò Nghe phi lao hát, hồn dò ngọn cây Tập tành em cũng lên Fây Thơ tình lãng mạn em đây xin vào Thơ em thuộc dạng tự trào Yêu đương lỡ dở, cũng bao nhiêu lần Thơ em ngôn ngữ điệu vần Thất ngôn, lục bát có phần chẳng xuôi Yêu thơ viết đại thế thôi Mí anh, mí chị đừng cười em nha Cũng vì em ở quê ra Văn chương hạn hẹp, chỉ là cho vui Nhớ tình thơ cứ ngậm ngùi Thất tình thơ cũng rối bời bi ai Em thề em chẳng nói sai Chuyến này thất nữa, em cai thơ tình Yêu ai em cũng hết mình Thế mà người chẳng, chung tình với em Tủi hờn em chán bao đêm Câu thơ buồn nát con tim là buồn Xa rồi lòng vẫn còn thương Số em cứ mãi đoạn đường lâm li Chỉ vì cái tội Tình SI Nên lênh đênh mãi, hay vì đa đoan Chuyến này em sẽ hỏi nàng Có yêu thì bảo, đừng làm khổ em Nếu yêu thì cưới nhanh lên Chứ không, thêm một... kẻ điên... thất tình. ( p/s )
Lời quê, cỏ nội, hương đồng Hồn quê chan chứa mặn nồng yêu thương Mối tình tô đẹp văn chương Phảng trong mái rạ mùi hương hoa nhài Câu thơ tiếng mẹ ru hời Cho con vững bước đường đời con đi Quê nhà đồng lúa xanh rì Vút cao tiếng hát, điệu vè hồn quê Ẩn trong mái rạ bờ tre Câu thơ Lê Lập làm mê mẩn người Mộc mạc mà vẫn thắm tươi Chứa chan tình cảm những lời trong tâm Ước tôi tấm tắc khen thầm Những mong kết bái tri âm bạn cùng...
Mình ta uống cạn ly này Nâng lên hạ xuống vơi đầy tình ta Nhìn sâu trong đáy nhạt nhòa Đắng cay cay đắng mình ta với đời Chơi vơi sóng sánh men cay Quyện vào khói thuốc nhẹ bay vào hồn Môi hôn miệng chén nồng say Vàng tay khói thuốc ngất ngây nhớ người Nụ cười ánh mắt bờ môi Hình bóng em mãi rạng ngời đáy ly Làm gì uống hết được đây Đầy vơi ly rượu vẫn đây bóng hình Ngước nhìn khói thuốc lung linh Nụ cười em mãi đẹp xinh rạng ngời Chơi vơi nỗi nhớ cuồng quay Say em say mãi anh say một đời.
EM LÀ THỊ NỞ ĐÃ SAO Dẫu Thị Nở em cũng là phận gái Chẳng được như ai duyên dáng nụ cười Nhưng vẫn tự tin và rất yêu đời Và khát khao một tình yêu cháy bỏng Dù Thị Nở vẫn đã và đang sống Chốn đời trần có bao chuyện rối ren Để đâu đây những giọt lệ cứ hoen Nên có gã Chí suốt ngày say với xỉn Là Thị Nở nên đầu cần phải nín Trói buộc lòng mình để giữ đạo gái ngoan Phải cả đời sống trong cảnh úa tàn Bởi xấu xí không kẻ đưa, người đón Là Thị Nở em đâu cần lựa chọn Tính toán, đếm đong cho cay đắng chữ tình Nếu đã yêu thì phải thật hết mình Chỉ cần biết cho con tim thỏa mãn Em đã yêu chẳng sợ ai ngăn cản Gã Chí Phèo cứ sáng xỉn chiều say Rạch mặt ăn vạ không cần biết cần hay Thiên hạ cười chê chửi thề, chửi đổng Trong cơn say trái tim yêu vẫn sống Đêm mặn nồng lò gạch cũng thành thơ Bát cháo hành chao đảo một giấc mơ Cần gì phải cứ giàu sang miều mỹ Bao nhiêu kẻ trong lâu đài quyền quý Có được cuộc tình cháy bỏng như em ? Đệm ấm chăn êm đôi khi cũng khát thèm Cái đắm đuối đêm thăng hoa lò gạch
"Vút cao tiếng hát, điệu vè quê ta"...Ước ơi .Mình xin chỉnh 1 tý được ko? " Vút cao tiếng hát ,điệu vè ( hồn quê ,hay bóng quê ...) Để cho "ăn" với " ."Mái rạ bờ tre" của câu dưới .Góp tý chút cho bức tranh thêm đẹp nha .
Năm 1789 tại Châu Âu có Công xã Paris thì bên Phương Đông có trận Đại phá quân Thanh tại Hà nội xưa ,mà sử sách còn ghi lại " Từ cửa ải Nam Quan đến sâu suốt trăm dặm không thấy bóng người ,mà chỉ thấy tiếng mèo kêu chó sủa..." . Sứ thần nước Việt và câu đối để đời treo ở Thiên An Môn 16:17 01/07/2018 Trong chuyến đi sứ nhà Thanh, Nhữ Trọng Thai đã làm một câu đối hoàn hảo, khiến triều đình phương Bắc nể phục, cho treo ở cổng Thiên An Môn. Nhữ Trọng Thai sinh ra trong gia đình khoa bảng ở xã Hoạch Trạch, huyện Đường An (Hải Dương). Sau khi đỗ thám hoa dưới triều Lê Thuần Tông, ông ra làm quan cho nhà Hậu Lê. Một lần mang quân đi dẹp loạn thất bại, ông bị cách hết chức vụ, phải về quê sống. Sau khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc Hà, hưởng ứng lời kêu gọi của vua, Nhữ Trọng Thai gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Tây Sơn, trở thành nhân sĩ đắc lực của vua Quang Trung. Chuyến đi sứ có một không hai Sau khi đánh đuổi hơn 200.000 quân Thanh xâm lược vào Tết Kỷ Dậu (1789), uy thế của triều đại Tây Sơn rất lớn. Tuy nhiên, vua Quang Trung nhận định nhà Thanh “sau khi bị nhục một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế, việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân”. Với quan điểm đó, vua thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo, linh hoạt, chủ động sai sứ triều cống, xin đặt quan hệ ngoại giao. Hoàng đế Càn Long cũng nghe danh vị vua dũng mãnh, tài cao của nước Việt nên chấp thuận, có lời mời Quang Trung sang dự lễ mừng thọ 80 tuổi của mình. Quang Trung đại phá quân Thanh. Theo kế của Ngô Thì Nhậm, tháng 1/1790, vua Quang Trung sai người đóng giả mình cùng đoàn sứ bộ hơn 150 người, gồm các quan văn võ cao cấp như Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Tiến Lộc, Nhữ Trọng Thai... sang Trung Quốc (vua Quang Trung có đi sứ hay không hiện còn nhiều tranh luận). Tại Bắc Kinh, đoàn sứ bộ đã được hoàng đế nhà Thanh tiếp đón rất long trọng. Theo Đại thanh thực lục, số tiền Càn Long chi tiêu để đón tiếp phái đoàn lên tới 800.000 lạng bạc. Về phía triều đình Tây Sơn, trong chuyến đi này, những sứ thần tiêu biểu như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Nhữ Trọng Thai... đều chứng minh được trí tuệ hơn người của mình, khiến triều đình phương Bắc phải nể phục. Trong đó, sứ thần Nhữ Trọng Thai với câu đối xuất sắc được mang treo ở cổng Thiên An Môn (Bắc Kinh). Câu đối để đời của sứ thần nước Việt Theo sách Sứ thần Việt Nam, đoàn phái bộ nước ta sang nhà Thanh đúng dịp vua Càn Long tổ chức lễ mừng thọ 80 tuổi và 55 năm ở ngôi hoàng đế. Khắp nơi cờ hoa, đèn nến trang trí rực rỡ, lung linh đủ sắc màu. Cửa Thiên An Môn treo một vế đối mừng viết trên tấm lụa hồng lớn mang ý nghĩa chúc tụng: “Long phi cửu ngũ, ngũ thập ngũ niên, ngũ số hợp thiên, ngũ số hợp địa, ngũ đức tu, ngũ hành dụng, ngũ phúc lung linh hàm phượng liễu”. Vế đối này có nghĩa là: “Trên ngôi cửu ngũ, trị vì 55 năm, số năm hợp với trời, số năm hợp với đất, sửa mình theo năm đức, trị nước theo ngũ hành, năm phúc chầu vào liễu phượng”. Câu đối để đời của sứ thần nước Việt. Tranh minh hoạ: Báo Bình Phước. Sau ngày làm việc và hành lễ, quan bộ Lễ nhà Thanh dẫn một số đại thần trong đoàn sứ của nước Việt đi ngoạn cảnh và đến trước Thiên An Môn. Đại thần Mãn Thanh chỉ lên vế đối có ý nói mời bên ta đối lại. Nhữ Trọng Thai hỏi ngày tháng sinh của vua Càn Long rồi mượn giấy bút viết ngay vế đối: "Thánh thọ bát tuần, bát phùng bát nguyệt, bát thiên vi xuân, bát thiên vi thu, bát nguyên tiến, bát khải đăng, bát tiên cổ vũ hạ nghê thường". Vế đối lại có nghĩa: "Thánh thọ 80 tuổi, sinh ngày 8 tháng 8, tám nghìn mùa xuân, tám nghìn mùa thu, tám bậc hiền tới, tám bậc tài về, tám tiên múa nghê thường mừng thọ". Trong vế đối này, Nhữ Trọng Thai đã vận dụng nhiều điển cố, tích cũ. Theo đó, câu “tám nghìn mùa xuân, tám nghìn mùa thu” vốn bắt nguồn từ tích Thiên Tiêu diêu du ở sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử, ở đây có ý ca ngợi vua Càn Long sống thọ. Còn câu “tám bậc hiền triết, tám bậc tài năng” bắt nguồn từ sách Tả truyện có chép: Thời vua Chu Văn Vương năm thứ 18, họ Cao Tân có tám người tài giỏi, thiên hạ đều gọi đó là “bát nguyên”; “tám khải” cũng là chỉ kẻ sĩ tài đức. “Khải” có nghĩa là hòa nhã, hành động hòa nhã với mọi sự vật. Sách Tả truyện chép: Cũng thời vua Văn Vương năm thứ 18, họ Cao Dương có 8 người tài giỏi, thiên hạ gọi đó là “bát khải”. Câu đối có ý ca tụng một vị vua có tuổi thọ sống lâu, có nhiều nhân tài quy tụ phù tá thì ắt làm cho thiên hạ no ấm, cuộc sống yên ổn thái bình, khiến cho thần tiên trên trời cũng phải múa hát mừng vui. Vế đối của Nhữ Trọng Thai không chỉ quá hay mà còn thể hiện trí tuệ sâu sắc, học vấn uyên thâm và kiến thức rộng mở, khiến vua quan nhà Thanh ai ai cũng khen ngợi. Sau đó có lệnh truyền viết câu đối này vào một tấm lụa hồng treo một bên cửa Thiên An Môn, cùng vế đối được treo trước đó đã tạo thành câu đối hoàn chỉnh mừng ngày đại lễ chúc thọ Càn Long 80 tuổi... Bằng trí tuệ của mình, Nhữ Trọng Thai đã để lại vế đối lưu danh muôn đời, qua đó chứng minh được trí tuệ của người Việt. Đây không khác gì tác phẩm nghệ thuật ở lĩnh vực ngoại giao, một tác phẩm làm nên bằng trí tuệ độc đáo và học vấn uyên thâm. ( Trong bài này có nhắc đến tích Thiên Tiêu diêu du ở sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử ) Người của TDH cũng nên biết chút ... Theo Zing.vn
Thiếu nữ bên hồ sen Gặp em ở giữa đầm sen Em mang áo yếm , thêm men thơm nồng Nụ cười tươi thắm tuổi hồng Trái đào đón gió cho lòng ai say Dáng em sức sống tràn đầy Hồ sen thơm ngát hương say em rồi ...!
ĐÊM - HỘI - LONG - TRÌ Đêm Hội Long Trì thấy vui thay Rộn ràng khắp đó với cùng đây Tiêu Dao mở hội vui bè bạn So tài chắn cạ thú trăm cây Đất Bắc rồng sa đêm Dao Hội Trời Nam phượng múa giữa ban ngày Mừng ngày Dao Hội tròn hai tuổi Bốn phương giao hảo nghĩa đong đầy. Đêm Hội Long Trì lúc thu sang Trăng khoe gương tỏ, cúc khoe vàng Bốn phương nô nức vui ngày hội Nam Bắc sum vầy tiếng hát vang Nhân tài lại dịp phân cao thấp Nô nức tựu về dạ xốn xang Đêm Hội Long Trì vui biết mấy Trăng thu lấp lánh cánh hoa vàng.
Em xin góp vui vài câu ạ! Ngồi buồn hết bảo loay hoay Không còn có bảo buồn cay đắng lòng Lục tìm ở chốn tiêu dao Làm bài lục bát cầu phao dập rình Cá đâu vào đớp lấy mồi Ngư ông thuyền đậu bồi hồi con tim Chỉ chờ cá đến là xong Ngư ông đắc trí hát vang sân đình. Xin hết ạ.hi
Thơ buồn đêm mưa Kìa sân đình đấy anh em Sở trường chắn phỏm vào xem ai tài Chắn ù to nhất tám mươi Chốt tròn đền phỏm cười tươi hơn nhiều Đêm đêm ngồi dập ngồi rình Ù bòn cá lội ngư ông bát điều Ngoài trời đêm vẫn cứ mưa Vợ bắt đi ngủ vẫn chưa đến giờ Một giờ gà mất mới thôi Đi vào với vợ ôi thôi ngủ rồi Đúng là số kiếp nó đen Gà thì bị mất vợ quen ngủ mình Thôi thì nhắm mắt làm liều Nịnh vợ một cái tiêu điều cái thân
Lâu lâu mới được vịnh thơ Cái hồi quân chắn vịnh thơ cả ngày Nào là bát sách chi chi Tam văn thất sách có khi được tiền Thích nhất là được một like Giám khảo Mạnh Đức cứ like có tiền Cuộc vui có lúc phải tàn Giống như uống rượu nằm bàn là say Cuộc đời thật đẹp biết bao Ù chi tám đỏ cửa trì gà to Có lúc lòng cứ lao đao Gà to hết bảo như dao cứa lòng Ước gì mình bắt được gà Vừa vui vừa nghỉ cho bà vợ vui