[Sân Đình] Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod02, 17/3/21.

  1. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
  1. mod02

    mod02 Administrator Ban quản trị

    Mục này dành cho người chơi Tổ Tôm Sân Đình gửi bài góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình.
    Vì Tổ Tôm là một trò chơi Dân gian, mỗi vùng miền đều có một số quy định riêng. Sân Đình dựa trên các quy định chung nhất để lập ra Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình và xây dựng Game dựa trên Luật này.
    Tuy nhiên, Sân Đình cũng rất mong nhận được đóng góp của người chơi để có thể hoàn thiện hơn nữa cho các phiên bản tiếp theo của game Tổ Tôm.

    Trân trọng,
    --------------------------


    Số điện thoại CSKH Tổ Tôm Sân Đình: 0969.19.19.44.
    Thời gian nhận thông tin và giải đáp: 09h00 - 23h00 hàng ngày.
     
  2. CÒN RÉT ĐÃ NÓI CHUYỆN “TRÙNG TRỤC”

    Dẫu chưa phải quả tang “Y trên, X dưới”, nhưng trong đống rơm tóm được một đôi “trần trùng trục”, vậy là đủ để trói lại mang ra làng phạt vạ được rồi.

    Ấy là chuyện đầu thôn, cuối xóm thôi kệ họ. Ở đây mình nói chuyện bắt lỗi “Trùng Trục” của Bất Thực Khàn khi chơi Tổ Tôm trong Game Bài Lá Dân Gian của Sân Đình.

    Lỗi “Bất Thực Trùng Trục” khi Hạ Ù bị làng soi đến theo 5 bước:

    1-Bước 1: Hạ Ù mà làng thấy có Bất thực khàn A.

    2-Bước 2: Bài Hạ Ù không có phu bí nào tạo thành bởi A.

    3-Bước 3:Còn quân rác A trong bài Hạ Ù không ở trong phu nào cả:

    a-Tội “trần trùng trục”: cả 3 quân trong khàn A(hoặc có 1 quân đã đánh đi) không nằm trong phu dọc hoặc phu bí nào. Đầu Thế kỷ 20 gọi là tội “Nuy Xăng Puốc Xăng”(Khỏa Thân 100%).

    b-Tội “Bán Nuy”: còn quân trong Khàn A (một hoặc 2 quân) chưa vào phu nào dù có 1 hay hai phu dọc chứa A(đã trôi 1 hay hai quân A).

    4-Tiền nhân chơi Tổ Tôm xưa, khi Bất Thực Khàn buộc phải có “Phu Dọc”, cho nên mặc định sẽ có 2 phu tạo thành từ Khàn Bất Thực. Qui định này, làm việc chơi TT bị tắc khi Khàn Bất Thực phải gánh hai phu Bí. Ví dụ, Khàn 7 văn mà có rác Bí Tư Tam(đôi tam vạn, đôi tam sách) và rác Bí Tư Thất(đôi 7 vạn, đôi 7 sách). Do vậy TT Game bỏ qui định buộc phải có phu dọc là một sáng kiến hợp lý.

    Do xưa qui định vậy, nên lỗi “Bất Thực Trùng trục” của tiền nhân là khi Hạ Ù, tất cả Khàn Bất thực chỉ “tạo ra một phu Bí” và được Ù Lành Làng. Lỗi BT trùng trục xưa là vậy chứ không phải là còn rác 1,2 hay 3 quân bài của Khàn mà lại Hạ Ù đòi được lành làng như một số Tôm Thủ nhầm tưởng.



    5-Nghị Án: Bài Tổ Tôm Ù điều kiện đầu tiên là phải “TRÒN BÀI”, ở đây còn quân rác, mắc lỗi nặng. BẮT BÁO.

    -Hướng dẫn Luật TTSĐ cho Ù Lành Làng là không đúng với Luật Cơ Bản.

    6-Kết Luận: Lệ Làng của mỗi nơi mỗi khác, nhưng Ù trong Tổ Tôm, Chắn, Phỏm đều không thể còn Quân Rác nào, vậy đề nghị Mod lập trình xem xét món phạt lỗi “Bất Thực Trùng Trục” này.

    Nguyễn Tiểu Thương.
    -P/S: đề nghị Mod đánh số các điều luật để anh em dễ góp ý, bình luận, trích dẫn.

    :):):)=))=))=)):x:x:x
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 16/9/21
    thohht, mod02, Mod011 người khác thích điều này.
  3. mod02

    mod02 Administrator Ban quản trị

    Em chào anh,

    1. Lỗi Bất thực trùng trục của Tổ Tôm Sân Đình hiện đang bắt đến bước 2, tức là "Có xin Bất thực khàn quân A, khi hạ Ù thì khàn đó không được xếp vào bất kỳ phu bí nào, chỉ có 3 cây hạ thành 1 phu. Hoặc khi lên bài, xin bất thực nhưng quân A chưa được xếp vào bất kỳ phu nào thì khi hạ Ù cũng bị bắt lỗi này" => Phạm lỗi ở mục này thì Ù lành làng (không được tính điểm)

    2. Các lỗi trong mục 3 là 1 hoặc 2 quân A không nằm trong phu nào, là quân rác thì ở phiên bản hiện tại, Sân Đình đang xử lý như sau:
    * Nếu thực sự không xếp được vào phu nào, 100% là rác: trên phiên bản hiện tại chỉ xếp tự động => Chưa cho Ù vì chưa tròn bài, bấm ù cũng không ù được. Xử lý giống như Khu xếp bài tự động ở Chắn: Chưa tròn bài thì chưa được ù.
    * Nếu có thể xếp được vào phu nhưng khi hạ Ù thì lại không xếp đúng vào phu: Hệ thống xét bài đã tròn, đủ điều kiện ù, nhưng khi hạ lại bài, người chơi hạ sai, có 1 hoặc 2 quân A không được xếp vào phu nào => Bị bắt lỗi Bất thành phu => Đền làng 12 điểm mỗi nhà.
    * Sau này, nếu mở rộng thêm xếp bài bằng tay, có Ù láo thì trường hợp này sẽ bị bắt lỗi Bất thành phu khi bấm Ù.​

    3. Em sẽ bổ sung thêm đánh số các mục trong Luật Tổ Tôm Sân Đình ngay.

    Cảm ơn anh đã góp ý cho Game.
     
    Mod01Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  4. VÀI GÓP Ý NHỎ PHẦN BÀI 6- LUẬT CHƠI TTSĐ.

    Đề nghị Mod đánh số chi tiết thêm các khoản, mục trong Luật TTSĐ. Ví dụ: sau 1. có thêm a,b,c...để dễ hơn khi trao đổi. Mình muốn góp ý Tiếng Ù(Ván Ù) Bạch thủ có thể ghi là ở mục 1.e. Mình ghi ký hiệu giả định vào mục này và có thể viết theo Bài 6 là Điều VI.1.e cho Ù Bạch Thủ, giống hệt như trong các bộ Luật, thật tiện dụng, chính xác, ngắn gọn. Sau đây mình có 1 số ý kiến chi tiết mong cả nhà có ý kiến, xem xét.

    1- Góp Ý về chữ “Dịch”:

    a-Công Thức tính điểm nhiều vùng khi bắt đầu chơi Tổ Tôm, tiền nhân thường hô: “Suông hai, Dịch một, Tôm bốn, Lèo năm. Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục. Kính Tứ Cố bằng Hai Chi Nẩy”.

    -Công thức tính điểm TTSĐ là “Suông bốn, Dịch hai, Tôm tám, Lèo mười. Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục. Kính Tứ Cố gấp rưỡi Chi Nẩy, là Bội Cửu”.

    b-Giải Nghĩa công thức TTSĐ:

    -Suông Bốn là Ù Suông được 4 điểm. Ù Tôm được 8 điểm... Ù Tứ Trụ: Kính Cụ, Thập Điều được tính gấp 3 suông (Bội Tam), Bạch Định gấp 4 Suông, Chi Nẩy bằng 6 Suông. Ở TTSĐ, 1 Dịch được tính bằng 2 điểm.

    -Dịch là số điểm tính cho Tiếng Ù lớn hơn tiếp theo: Dịch Hai(thêm 2 Điểm) là phần được tính thêm của cước ù lớn hơn tiếp theo. Như Thông lớn hơn Suông = Suông + 1 Dịch = 4 +2 = 6 Điểm. Tôm lớn hơn Thông = Thông + 1 Dịch = 6 + 2 = 8 Điểm.Lèo lớn hơn Tôm = Tôm + 1 Dịch = 8 + 2= 10 Điểm.

    -Dịch là số điểm tính cho Tiếng Ù có nhiều cước sắc: Ví dụ Ù Thập Điều Xuyên Năm Gian, Tôm, Lèo = Cước Sắc Bội Tam của Tiếng Ù Thập Điều (12 điểm) + 1 Dịch của cước Tôm(2 điểm) + 2 Dịch của cước Lèo(4 điểm) + 2 Dịch của cước Xuyên Năm Gian(4 điểm) = 12+2+4+4= 22 điểm.

    c-Kết luận: như vậy trong Luật TTSĐ, sau các mục 1.b,c,d,e,f,g,h,i sẽ ghi là1 Dịch (hoặc ghi là Dịch 2 nghĩa là thêm 2 điểm),2 Dịch (hoặc ghi là Dịch 4 nghĩa là thêm 4 điểm) chứ không phải ghi là “2 Dịch”, “4 Dịch” mới chính xác. Nếu ghi số đứng trước chữ Dịch thì Ù Thông ghi là 1 Dịch ( được thêm 1 Dịch là bằng 2 điểm), Ù Lèo được thêm 2 Dịch( là bằng 4 điểm)...


    2-Góp ý mục 1.e: Tiếng Ù Bạch Thủ.

    a-Luật TTSĐ(bài này) ghi 2 điều kiện: (1) bài chưa thành + (2) chờ ù duy nhất 1 nước phỗng.

    b-Phần Hướng Dẫn trong Test Game chỉ ghi 1 điều kiện: chờ duy nhất 1 nước Phỗng Ù.

    c-Kết luận: có khác biệt trong hai bài viết, đề nghị Mod sửa đổi.

    d-Ý kiến riêng: Cước Ù Bạch Thủ chỉ bằng Tôm, nghĩa là cũng nhỏ, nên độ khó chỉ dùng 1 điều kiện “chờ Ù duy nhất 1 nước Phỗng Ù” là hợp lý. Thêm điều kiện “bài chưa thành” là khó ra nhiều.

    -Ví dụ: bài mình đã thành (tròn bài chưa có lưng), có duy nhất một phỗng 4 văn tạo ra lưng (hoặc 1 phỗng yêu khác cũng được), thì cho ù Cước Bạch Thủ là xứng đáng.


    3-Góp ý Tiếng Ù Xuyên Bí Tư :

    a- Luật TTSĐ: thêm điều kiện “chỉ có 1 nước chờ” là hơi khó quá. Thêm điều kiện này thì phải lưu ý người chơi với Cạ bí tư 3 vạn, 3 sách(chỉ Ù Xuyên 7 văn khi bài chưa có lưng, loại trừ 3 văn; nếu bài đã có lưng khác thì không có Tiếng Ù này);Cạ bí tư 2 vạn, 2 sách (chỉ Ù Xuyên 8 văn khi bài chưa có lưng, loại trừ 2 văn; nếu bài đã có lưng khác thì không có Tiếng Ù này ), Cạ bí tư 9 vạn, 9 sách(chỉ ù Xuyên Thang thang khi bài chưa có lưng, loại trừ 9 văn; nếu bài đã có lưng khác thì không có Tiếng Ù này).

    -Phần “Hướng Dẫn” trong Game Test cũng không có ghi thêm điều kiện này, đề nghị Mod lưu ý sửa cho thống nhất.

    b- Ý kiến riêng: do Tiếng Ù Xuyên Bí Tư cũng chỉ bằng Lèo, nên độ khó cần giảm đi, bỏ điều kiện “chỉ có 1 nước chờ” thì hợp lý hơn.

    4-Góp ý về Từ Ngữ dùng:

    a-Vấn đề chung: mọi bộ luật đều sử dụng các từ thuộc chuyên ngành, chuyên môn và có phần giải thích các khái niệm đó.

    b-TTSĐ: đã có phần Bài 1 “Các từ ngữ dùng trong TTSĐ” là chuẩn mực, tuy vậy còn thiếu nhiều.

    -Khi xây dựng điều luật lại chưa vận dụng đủ các khái niệm cho chính xác, ngắn gọn.

    c-Ý kiến riêng:

    -Dùng khái niệm “QUÂN TRÔI” thay cho cả cụm “tất cả các quân bài đã được xếp vào phu”, “quân nào nằm trong các phu” ở Tiếng Ù Xuyên, Thiên Ù.

    -Dùng khái niệm “QUÂN RÁC” thay cho “quân què”, “quân chưa năm trong phu” ở Tiếng Ù Chi Nẩy và các phần khác.

    -Dùng từ “Chi Nẩy” chứ không phải “Chi Nảy” để thống nhất cách gọi với các cụ Ngô Tất Tố,Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng; nhất là cái vỗ đùi nổi tiếng “Thông Tôm,Chi chi Nẩy, điếu mày!”.

    5-Đề nghị: mong Mod xem lại các phần luật đã nêu, các lệ làng, hướng phát triển của Tổ Tôm thời nay và thực tế Game bài. Mình sửa giả định vào phần Bài 6. Là giả định nhé, mong Mod và các bạn chơi thông cảm.
    Có hai bạn chơi Tổ Tôm ở nơi mình ở, có thể giới thiệu với cả nhà kết nối trao đổi thêm về Tổ Tôm, các lệ làng.

    - Ông Hoàng Văn Khải ở Biên Giang, Hà Đông: 70 tuổi, 55 thâm niên tổ tôm. 25 năm tham gia Tổ Tôm Điếm làm Trung Quân( trọng tài, MC các Hội Tổ Tôm Điếm), đã tham gia Tổ Tôm hàng trăm địa phương ở nhiều tỉnh thành Bắc Bộ. Điện thoại:098 3244099.

    - Ông Nguyễn Văn Hùng: 66 tuổi, 50 năm thâm niên tổ tôm. Tham gia chơi Tổ Tôm ở hàng trăm địa phương khác nhau. Điện thoại: 098 9732699.


    BẢN SỬA GIẢ ĐỊNH:

    Điều 6: Cước Sắc-Tính điểm trong TTSĐ.

    1. Các cước ù đang áp dụng trong Tổ Tôm Sân Đình: công thức chung là Suông 4, Dịch 2, Tôm 8, Lèo 10. Bội Tam, Bội Tứ, Bội Lục. Kính Tứ Cố gấp rưỡi Chi Nẩy(Bội Cửu).Bạch Thủ, Thiên Ù, Tam Khôi bằng Tôm; Xuyên bằng Lèo, mỗi Khôi bằng (N khôi – 1)x 1 Dịch. Nếu có Gà Trong, Ù Tứ Trụ được ăn.


    a-Suông: Bài Ù không có cước sắc nào. Ù Suông được 4 điểm - 0 dịch.

    b-Thông: Ván trước Ù đúng, ván sau Ù tiếp. Ù Thông được 6 điểm - 1 dịch.

    c-Tam khôi (Tứ khôi, Ngũ khôi…): Ù 3 (4, 5 ….) ván liên tiếp, ván trước có xướng Thông (Tam khôi, Tứ khôi…). Ù Tam khôi được 8 điểm – 1 dịch. Mỗi ván thông Khôi tiếp theo được cộng thêm 1 dịch.

    d-Thiên ù: Là bài có cái, tất cả các quân bài đã được xếp vào phu và có lưng. Thiên ù được tính 8 điểm - 1 dịch.

    e-Bạch thủ: Bài Chờ Ù chỉ duy nhất có 1 nước Phỗng Ù. Ù Bạch thủ được 8 điểm – 1 dịch.

    f-Tôm: Bài Ù có lưng Tôm (Tạm vạn - Tam sách - Thất văn). Ù Tôm được 8 điểm - 1 dịch.

    g-Lèo: Bài Ù có lưng Lèo (Cửu vạn - Bát sách - Chi chi). Ù Lèo được 10 điểm - 2 dịch.

    h-Xuyên Bí tư: Bài chờ Ù vào phu bí khi có 4 QUÂN RÁC là 2 đôi cùng số, khác chữ . Quân Ù có cùng số, khác chữ với 2 đôi quân rác. Ù Xuyên Bí tư được 10 điểm - 2 dịch.

    i-Xuyên Năm gian: Bài Chờ Ù vào phu dọc khi có 4 Quân Rác . Quân Ù là quân cùng chữ, có số ở giữa. Ù Xuyên Năm gian được 10 điểm - 2 dịch.

    k-Thập điều (thập hồng): Bài ù có 10 quân đỏ, 11 quân còn lại là quân đen. Ù Thập điều được 12 điểm.

    -Được ăn Gà Trong(nếu có).

    l-Kính Cụ: Bài ù chỉ có 1 quân Ông Cụ là quân đỏ, 20 quân còn lại là quân đen. Ù Kính cụ được 12 điểm.

    -Được ăn Gà Trong(nếu có).

    m-Bạch định: Bài ù với 21 quân đen, không có quân đỏ. Ù Bạch định được 16 điểm.

    -Được ăn Gà Trong(nếu có).

    n-Chi nẩy: Bài ù cần thoả mãn 3 điều kiện: (1) Chờ ù duy nhất cây Chi, (2) Có cả 2 loại Quân Rác là 9 vạn và 8 sách (3) không bỏ vào thành. Ù Chi nẩy được 24 điểm.

    -Được ăn Gà Trong(nếu có).


    • Lưu ý: Khi ù Chi nẩy thì không được xướng thêm cước Lèo. Các cước khác nếu có vẫn được xướng thêm.
    0-Kính Tứ Cố: Bài ù có 4 quân Ông Cụ là quân đỏ, 17 quân còn lại là quân đen. Ù Kính tứ cố được 48 điểm.


    2. Cách tính điểm sau mỗi ván ù: Lấy điểm của cước ù lớn nhất + dịch của các cước còn lại.

    Ví dụ: bài ù Tam khôi Thập điều Lèo sẽ được tính điểm như sau:

    12 (Thập điều) + 2 (Tam khôi được 1 Dịch) + 4 (Lèo được 2 Dịch) = 18 điểm

    -P/S: phải xin lỗi cả nhà vì chữ "Nẩy". Mình đọc nhiều bài khác lại ghi "Nảy". Vậy thì từ đó viết tùy ý làng thôi.
    :):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 16/9/21
    mod02Mod01 thích điều này.
  5. Mod01

    Mod01 Administrator

    Rất cảm ơn những ý kiến đóng góp tâm huyết của chú. Đội Tổ Tôm Sân Đình sẽ sửa đổi, bổ sung những chỗ sai, thiếu sót mà Chú đã chỉ ra đồng thời thảo luận thêm về các đề xuất, gợi ý của chú nhé. Chúc chú giải trí vui vẻ.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thươngmod02 thích điều này.
  6. CƯỜI THẾ NÀY HẠI SỨC KHỎE MÀ ĐAU RĂNG LẮM

    Tối nay 20/3, mình rảnh, được chơi từ 20h-23h30. Có 2 ván Chi Nẩy mà cười đau bỉm.

    1/ Vào hồi 23h , bạn Sasha (Ctt58, đánh bài đã ngon) Ù ván Chi Nẩy: có dọc 678 sách, què trơ hai quân rác 9 vạn, 8 sách nữa; chưa có nước “vào thành” nào. Chi lên, mình nhắc là “không biết TTSĐ sửa Game chưa, hô Chi Nẩy khéo báo”. Y rằng, bạn Sasha hô “Chi Nẩy”, không bị bắt báo nhưng cả bàn treo, phải nghỉ.

    2/ Vào hồi 23h30, bạn BOND cũng chờ Chi Nẩy. Có dọc 678 sách, què trơ hai quân rác 9 vạn, 8 sách nữa; chưa có nước “vào thành” nào. Chi lên, mình cũng nhắc bạn như trên. BOND xướng ù “CHI NẨY LÈO”, ăn được gà và cả ván Chi Nẩy, có Lèo.

    3/ Thỉnh các cụ cho đôi nhời, tui sợ đêm nay gặp ác mộng.

    -Bạn BOND này ăn mặn quen rồi, đã Chi Nẩy còn xướng cả lèo vẫn được, hay người nhà Mod? Đã có cước Chi Nẩy, còn đâu ra Chi Chi, 8 sách, 9 vạn để có lèo?(Ghẹo tí Bond đừng giận Thương nha!).

    4/ Lời cuối cùng: xin Mod với cả nhà giải quyết vụ Chi Nẩy này rốt ráo, không làng oánh nhau to.

    -P/s: khổ thân “cà rốt” vi tính, không chụp ảnh gửi kèm được, cả nhà thông cảm.

    Nguyễn Tiểu Thương.


    :):):):D:D:D:)):)):))=))=))=))>:)>:)>:)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/4/21
    Cỏ Ba LáMod01 thích điều này.
  7. Mod01

    Mod01 Administrator

    Hi chú
    Đúng là kì án Chi Chi Nẩy chưa được giải quyết rốt ráo. Đội vận hành đã phát hiện ra lỗi Chi Nẩy mà còn có Lèo ngay khi ra mắt game và đã yêu cầu bên kỹ thuật sửa lại rồi ạ. Lỗi này sẽ được fix và cập nhật trong phiên bản tiếp theo Chú nhé.
    Cảm ơn Chú vì những đóng góp tâm huyết, chúc Chú giải trí vui vẻ.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu ThươngCỏ Ba Lá thích điều này.
  8. GỬI MOD VỚI CÁC BẠN CHƠI: VIỆC NUÔI GÀ TRONG TTSĐ

    Trong bài Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm Thế kỷ 20 mình đã kể chuyện các loại Gà ở Mục 21.d. Hiện nay Game TTSĐ đã có môt loại Gà Trong, nhưng theo mình thế là chưa phù hợp với người chơi. Người chơi có nhiều sở thích, mong muốn được lựa chọn nhiều loại Gà để vận dụng. Có mấy cấp độ chơi mà các đấu thủ sẽ lựa chọn:

    1/ CẤP ĐỘ 1: Đánh to nhất, khốc liệt nhất là đánh cả hai loại GÀ TRONG (loại GÀ CÔNG NGHIỆP) + GÀ NGOÀI(loại GÀ CHỒNG).

    2/ CẤP ĐỘ 2: đánh Gà Trong, như TTSĐ đang lập trình, nhưng bổ sung các gà phạt ở Gà Hạ Thừa Quân, Gà Thông.

    3/CẤP ĐỘ 3: đánh Gà Trong loại GÀ NHÀ.

    4/CẤP ĐỘ 4: đánh Gà Trong, loại Gà Rừng.

    5/ Kết luận: đánh chỉ riêng loại Gà TRong như TTSĐ đang lập trình hiện tại là đơn điêu, không phù hợp nhiều người chơi. Để chơi Nuôi Gà hợp lý hơn, mong MOD LẬP TRÌNH sớm bổ sung đủ các loại gà trong Game để bạn chơi dễ lựa chọn.

    -P/S: sau đây Tiểu Thương trích đăng lại mục 21.d trong bài Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm TK20.

    21-LỆ LÀNG:

    ..............

    d-GÀ: là phần Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm tương ứng một số Tiếng Ù theo qui định.

    -GÀ TRONG: trừ ĐIỂM DỊCH theo qui định chung, một số Chiếu Làng chơi thêm GÀ TRONG, tức là với một số Tiếng Ù đặc biệt, người Ù được ăn thêm con GÀ TRONG. GÀ TRONG do tất cả ĐT trong làng góp vào 1 lần, có thể bổ sung nhiều lần bằng nhiều cách. Có con GÀ TRONG nhiều ván chưa bị bắt, “GÀ GIÀ THÀNH ĐÀ ĐIỂU”, “BÉO Ị”, quyết định được thua cả hội bài.

    -CÁC LOẠI GÀ TRONG:

    +GÀ CÔNG NGHIỆP: tạo thành do ĐT phải góp gà (thường là 1 dịch) cho mọi trường hợp: Gà Đầu Ván(bắt đầu mọi ván chơi) + Gà Nhái(các ĐT không bị nhái góp) + Gà Đánh Ù(người đánh ra Quân Ù phải góp) + Gà Thông(nhà trên người ù góp bằng dịch của Thông, Tam Khôi, Tứ Khôi...N Khôi) + Gà Bỏ Ù, Gà Ù Lành Làng, Gà Ù Báo, Gà Đền Làng(ĐT mắc lỗi này phải góp) + Gà Quân Lộ (ĐT làm lộ quân do Hạ Phu Thừa. Gà này lập trình khó, chắc phải hoàn thiện dần) + Gà Bị Đè Ù(ĐT bị đè ù), Gà Đầu Hội(góp trước ván đầu tiên, thường to hơn Gà Đầu Ván)...Tùy Lệ Làng mà số GÀ CÔNG NGHIỆP thêm bớt, nhiều ít khác nhau.

    +GÀ NHÀ: chỉ áp dụng góp gà với các lỗi mắc phải.Bỏ Gà Đầu Ván(vẫn còn 1 con Gà Đầu Hội), Gà Nhái, Gà Bị Ù Đè...

    +GÀ RỪNG: chỉ áp dụng góp góp Gà Đầu Hội với gà cho các lỗi nặng như Gà Ù Báo, Gà Đánh Ù, Gà Ù Thông...

    -GÀ NGOÀI: Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm, qui định theo một số Tiếng Ù, có thể bằng tới số dịch của cước sắc. Thí dụ GÀ CƯỚC SẮC được hưởng thêm khi Ù có Tôm, Lèo hay Ù Tứ Trụ.

    +GÀ ĐƠN: chỉ tính Gà Cước Sắc với cước sắc lớn nhất. Ví dụ: Thập Điều, Tôm, Lèo, Xuyên Bí Tư: chỉ tính một cước sắc của Gà Thập Điều(trả thêm cho ĐT ù 3 dịch).

    +GÀ CHỒNG: bài Ù có bao nhiêu cước sắc, cộng tất cả.Ví dụ với ván Thập Điều Tôm Lèo Xuyên Bí Tư, tính gà bằng Dịch Cước Sắc sẽ có: Cước Sắc Thập Điều(Bội Tam = 3 dịch), Cước Sắc Tôm(=1 dịch), Cước Sắc Lèo(=2 dịch), Cước Sắc Xuyên Bí Tư(=Lèo = 2 dịch). Tổng Cộng Gà Chồng phải trả thêm cho người ù là 8 Dịch.

    -Từ dùng Gà Ngoài, Gà Trong hay bị lẫn lộn.

    -Chiếu Làng vui chơi có thưởng có hai dạng: ĐÁNH GOM và ĐÁNH QUĂNG.

    +Đánh Gom: các ĐT góp 1 số điểm bằng nhau đầu mỗi Hội Bài vào quĩ chung(hay gọi là Tiền Làng). Ai Ù thì lấy Điểm trong tiền làng.Đánh hết Hội thì gom tiếp. Thường Đánh Gom mới có Gà Ngoài. Đánh Gom việc thua được đỡ sát phạt hơn.

    +Đánh Quăng: mỗi ván Ù, các ĐT trả luôn cho người Ù số điểm của ván. Đánh Quăng thường chỉ chơi Gà Trong.
    + Công thức tính tổng điểm của 1 Hội để làng gom là: Tổng điểm 1 Hội = 2 ván Chi Nẩy + 1 Dịch.
    Ví dụ chơi “Suông 4 Dịch 2” thì Điểm Hội là 50; Chơi “Suông 2 Dịch 1” thì Điểm Hội là 25.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 16/9/21
    mod02Mod01 thích điều này.
  9. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào chú
    Rất cảm ơn Chú về những góp ý tâm huyết. Ý kiến của Chú đã được đội vận hành ghi nhận và sẽ tham khảo, nghiên cứu áp dụng sau khi đội kỹ thuật fix xong các lỗi đã được phát hiện, hoàn thiện luật lệ cũng như các tính năng của game chú nhé. Thông tin đến Chú, chúc Chú sức khỏe và giải trí vui vẻ!
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  10. GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ

    Chúa Nhật, rảnh rỗi có vài ý kiến nhỏ với cả nhà trong Luật Hướng Dẫn Tổ Tôm Sân Đình: Điều 3: Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình. Cũng xin cả nhà thông cảm, mình mạo muội chữa thẳng vào văn bản. Mình cũng gửi kèm phần bài viết Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm thế kỷ 20 để tham khảo.
    Nguyễn Tiểu Thương.

    ĐIỀU 3: Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình

    1. Chia bài, cho cái, người được cái, Bài Cái.


    a-Chia bài: Đầu mỗi ván chủ bàn là người bấm nút chia bài.
    b-Cho cái:còn gọi là Bắt Cái:

    b1- Cho cái đầu Hội: Ván đầu tiên Chủ bàn là người cho cái. Cho Cái đầu Hội quan trọng, vì có hai mục đích: chỉ ra Người Được Cái + chỉ ra Bài Cái.

    -Chơi Tổ Tôm, người được cái có lợi thế hơn nhiều so với các đấu thủ khác.

    -Khi phải Bắt Cái Làng (ván bài cả làng cùng chịu) thì thực hiện lại Cho Cái Đầu Hội.
    b2- Cho Cái từ ván tiếp theo: người có cái ván trước sẽ cho cái ván sau. Nếu có người ù thông thì người cho cái ván tiếp theo là người ngồi kế bên phải của người cho cái ván trước.

    -Cho cái từ ván tiếp theo chỉ có một mục đích: tìm chọn ra Bài Cái.

    c- Người có cái(Người được cái): sẽ nằm trong các trường hợp sau.

    -Người được chọn có cái khi Cho Cái Đầu Hội.

    - Là người ù vàn trước, kể cả Ù Lành Làng.
    - Là người có đầu kê nếu ván trước hòa.
    - Là người bỏ bài (chịu) đầu tiên (hiện chưa áp dụng ở Tổ Tôm Sân Đình)
    - Là người bị Bắt Báo ván trước.

    d-Lưu ý: khi Cho Cái Đầu Hội, chỉ ra Người được cái, với cách tính của Tổ Tôm chiếu và TTSĐ, người thứ năm sẽ thiệt 3 số đếm, và người bắt cái hưởng lợi này.Để công bằng, TTSĐ trong lập trình, nên qui định số đếm của Yêu Đỏ là 10, thì cả 5 người chơi có quyền lợi như nhau khi cho cái đầu hội.

    1. Xếp bài:

    a-Các bước: Nhận bài + Xếp Bài + Kiểm tra + Điều chỉnh + Xếp xong.

    -Sau khi nhận bài, người chơi sử dụng các nút tính năng để xếp bài, úp Khàn, úp Thiên khai, Bất thực, xoay các phu theo ý mình bằng cách dùng chuột di chuyển các quân bài.
    -Người chơi hoàn thành hết các việc ở trên thì bấm nút Xếp xong để có thể tham gia ván chơi.
    - Khi tất cả người chơi trong bàn bấm nút Xếp xong thì ván chơi bắt đầu.

    b-Kinh nghiệm xếp bài:

    -Chơi Tổ Tôm chiếu, nếu xếp bài 1 lớp, tính từ trái qua phải theo thứ tự: Yêu + phu có Yêu + phu bí + phu dọc + cạ + quân rác + quân chờ “Chạm Yêu Đánh Gì”. Phu dọc liên tiếp tới hơn 3 quân bài sẽ ưu tiên để liền nhau. Xếp theo ưu tiên nhỏ đến lớn, nhiều đến ít, phu Lưng.

    -TRong TTSĐ, hiện nay về cơ bản là theo qui tắc trên.

    3. Đánh bài:

    a-Sau khi tất cả xếp xong, người có cái sẽ phải đánh quân đầu tiên. Nếu cẩn thận, có xét đến Quân Kiêng khi đánh quân bài đầu tiên.

    -Người có cái, bài Thập Thành ngay, thì được Thiên Ù. Chơi Tổ Tôm Chiếu, một số vùng coi Quân Bắt Cái là Quân Ù, vận dụng các cước của bài Thiên Ù theo quân ù này có : chi nẩy, xuyên, bạch thủ... TTSĐ chưa vận dụng các cước này trong Thiên Ù.

    b-Ăn một quân của làng thì phải đánh đi 1 quân nhà nếu quân ăn không ù.
    c- Khi trên tay có 2 cạ mà cùng có thể ăn 1 quân, được phép ăn bằng 1 cạ và đánh cạ còn lại đi. Nếu số lượng quân của cạ đánh đi lớn hơn số quân của cạ đã ăn thì cũng bị bắt lỗi.
    d- Người chơi vi phạm các lỗi sau thì bị báo, sẽ phải đền làng và chuyển sang ván chơi mới luôn:

    - Ăn 1 đánh 2.
    - Phỗng 1 đánh 2.
    - Đánh phu dưới chiếu tức là đánh đi quân bài có thể xếp được vào phu dưới chiếu của mình.
    -Nếu bài có 2 cây giống nhau, 1 cây vào phu dọc, muốn đánh đi cây còn lại thì phải hạ cây kia vào phu dọc trước khi đánh.
    - Đánh đi 2 quân trước đó không phỗng.
    - Bỏ phu trước ăn phu sau.

    4. Ăn Quân:

    a- Ăn phu bí:

    - Quân bài của làng ghép được với quân nhà tạo thành phu bí(cùng hàng số, đủ 3 hàng chất văn, vạn,sách) . Quân của làng để dưới cùng, quân bài nhà để đè lên trên quân ăn, xếp thành một hàng dọc.
    - Ăn thêm vào phu bí dưới chiếu: Khi có phu bí hạ dưới chiếu có thể ăn các quân tiếp theo giống một trong các quân có trong phu bí đã hạ, mỗi hàng có thể ăn tới 4 quân, quân ăn sau để cạnh quân ăn trước (xếp ngang hàng)
    - Ăn vào phu bí trên tay: hạ cả phu bí trên tay xuống gọi là ăn bí có quân nhà.

    b-Ăn phu dọc:

    - Quân bài của làng ghép với quân nhà tạo thành phu dọc(cùng hàng chất và có hàng số liên tiếp) có 3 quân trở lên gọi là ăn dọc. Quân của làng phải xếp đầu tiên.
    - Ăn vào phu dọc có sẵn chỉ phải hạ 3 quân (hạ cả cũng được nhưng bị làng đánh giá là đánh thấp, non). Hai quân giống nhau xếp liền.
    - Nếu trước đó có quân của làng nhưng không ăn vì quân đó đã có trên tay rồi thì sau khi ăn phải hạ thêm quân đó xuống. Nếu không sẽ bị lỗi bỏ cao ăn thấp, bỏ thấp ăn cao. Lỗi này không áp dụng từ quân thứ tư của phu dọc.
    - Nếu quân ăn giống quân trên tay và có thể tách được thành 2 phu dọc thì phải hạ cả 2 phu xuống chiếu.
    - Ăn phu dậy khàn: Nếu không xin bất thực, người chơi được ăn quân giống quân của khàn vào phu dọc và dậy khàn luôn. Trong Tổ Tôm Chiếu gọi là Tiền Thực Hậu Dậy.
    Chỉ được ăn phu dậy khàn khi nhà trên đánh xuống hoặc mở nọc tại cửa trì. Trường hợp mở nọc tại của của các người chơi còn lại thì phải dậy khàn.

    - Nếu quân ăn giống quân trong phu bí có sẵn trên bài thì lợi dụng việc ăn thêm của phu bí để hạ phu bí tránh hạ 2 phu để lộ nhiều quân. Khi ù thì hạ nốt hai quân tạo thành phu dọc.

    c- Phỗng: là trường hợp ăn quân ưu tiên đặc biệt, cũng gọi là Ăn Phỗng.

    - Nếu có 2 quân bài giống nhau mà bài làng ra đúng quân ấy ở bất kì cửa nào người chơi đều có thể phỗng. Người phỗng được quyền ưu tiên ăn quân bài đó.
    - Để có thể phỗng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

    + 2 quân bài phỗng ít nhất phải có 1 quân trên tay. Quân bị lộ dưới chiếu KHÔNG được đi vào phu dọc.
    + Nếu bài có 3 quân cùng giống nhau trên tay, thì sau khi phỗng phải hạ thêm phu dọc chứa quân giống trên tay xuống (gọi là phỗng tái kiến). Trường hợp này người chơi đã xin bất thực.

    -Không được phép bỏ phỗng quân trước rồi lại phỗng quân sau TRỪ trường hợp phỗng để ù.
    Người chơi Phỗng xong thì đánh đi như bình thường, không phải trả cửa.

    d- Dậy khàn:

    - Bài có khàn úp, nếu xuất hiện cây trong khàn thì bắt buộc phải dậy Khàn, nếu không dậy thì khi ù sẽ bị bắt lỗi Khê Khàn.

    e-Dậy Thiên khai:

    - Trong Tổ Tôm dân gian thì có quy định "Động nọc dậy Thiên khai". Trong game Tổ Tôm Sân Đình thì Thiên khai được tự động dậy khi cây nọc đầu tiên được bốc.

    f- Ăn quân Yêu:

    - Quân Yêu là cây bắt buộc phải ăn, không được đánh đi.
    - Quân Yêu đứng 1 mình đã là một phu rồi nên khi Yêu đến cửa nếu không ai phỗng chỉ cần bấm ăn.
    - Nếu có Yêu nhà giống quân ăn thì phải hạ xuống xếp lên trên.
    - Nếu có các quân khác ghép với quân Yêu tạo thành phu thì có thể chưa cần hạ ngay để tránh lộ bài và khi ù hạ cạnh quân yêu.

    g-Ăn năm binh:

    - Có hai quân giống nhau trên tay nhưng không phỗng (vì có thể dùng để vào hai phu). Khi đó chỉ thực hiện ăn bình thường vào phu bí gọi là ăn 5 binh.
    - Ăn 5 binh thực chất là ăn thêm vào phu bí có sẵn, khi ăn phải hạ phu bí và các quân giống cây ăn xuống chiếu.
    - Ăn 5 binh chỉ được ăn ở cửa trì, cửa nhà trên không ăn hoặc nhà trên đánh xuống.
    - Ăn 5 binh thì không được xếp 3 quân giống nhau liên tiếp mà xếp hai quân giống nhau đầu tiên và quân còn lại xếp sau cùng.

    h- Ăn lục binh:

    - Có ba quân giống nhau trên tay nhưng không úp khàn (bất thực khàn) vì có thể dùng để vào các phu khác nhau. Khi đó chỉ thực hiện ăn bình thường vào phu bí gọi là ăn lục binh.
    - Cách thức ăn và xếp quân giống như ăn 5 binh chỉ khác là phải hạ xuống chiếu 6 quân trong đó có 4 quân giống nhau, xếp 2 quân đầu tiên và 2 quân sau cùng (tổng 6 quân nên gọi là 6 binh).

    i- Ăn cài khàn:

    - Có khàn và một quân khác cùng số. Khi đó có thể ăn quân cùng số còn lại để tạo thành phu bí, xếp quân vào giữa khàn và quân trên tay.
    - Chọn quân trên tay, khàn và quân của làng bấm nút ăn.
    - Nếu ăn thêm quân nữa thì xếp vào bên cạnh quân ăn và để lên trên.
    - Nếu ăn thêm quân nữa giống quân úp thì ngửa quân đã úp lên và xếp dọc theo quân ăn đồng thời ngửa thêm một quân của khàn xếp năm ngang theo khàn. Chưa được dậy khàn, ù mới ngửa nốt các quân trong khàn và dậy khàn. Tổ Tôm Chiếu gọi là Ăn Lộ Khàn.
    - Nếu dậy khàn thì ngửa tất cả các quân lên.

    k-Ăn phu có thiên khai hoặc khàn đã dậy:

    - Tương tự như ăn vào phu thiếu và phu có sẵn
    - Ăn phu có cả thiên khai và khàn:
    - Quân ăn cùng thiên khai và khàn tạo thành phu bí. Có hai trường hợp:

    + Đã dậy khàn: ăn như phu bí
    + Chưa dậy khàn: ăn cài khàn.

    l- Ăn thêm phu khác từ phu có sẵn:

    - Nếu phu đã có mà có đủ số quân để tách sang phu khác thì có thể ăn thêm để tạo thành phu khác.




    TRÍCH DẪN BÀI “TỪ VÀ THÀNH NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20” CÓ LIÊN QUAN.

    9-CÁI: Quyền hạn khởi đầu ván bài

    a-NHÀ CÁI: chỉ Đấu Thủ đánh ra quân bài đầu tiên khi vào ván.

    -Nhà Cái được chọn lựa đầu hội do Bắt Cái chỉ định.

    -Ván chơi Hòa, nhà có KÊ (ĐẦU KÊ) sẽ có cái tiếp theo. Quân bài cuối cùng của Nọc mở để hòa, ở cửa trì nhà nào, nhà đó là ĐẦU KÊ, có cái ván tiếp theo. Trong TTSĐ là khi mở quân số 6.

    -Khi cả làng cùng bỏ bài, sẽ BẮT CÁI LÀNG, như Bắt Cái đầu hội.

    -Bắt Cái Đầu Hội không chọn Nhà Cái theo thành ngữ “Nhất Nhị Tại Vị” như nhiều nơi hiểu nhầm. Vận dụng như vây, trong 5 đấu thủ người số 5 sẽ không được có cái. Để cho vị trí số 5 không bị thiệt thòi khi bắt cái làng đầu hội, nhiều vùng coi 3 Quân Yêu Đỏ Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ là số 10.TTSĐ lưu ý vận dụng điều này, dù chỉ bắt cái 1 quân.

    b-NHÀ BẮT CÁI: người chọn Bài Nọc, lấy quân để tạo ra Nhà Cái và Bài Cái Đầu Hội.

    -Khởi đầu hội, Nhà Bắt Cái thường là người cao tuổi nhất hay chủ nhà, cũng công bố luật lệ chơi.Trong TTSĐ, là chủ bàn.

    -Các ván sau, Nhà Bắt Cái là người ván trước có cái. Sau ván Ù Thông, Tổ Tôm chiếu bắt cái theo vòng ngược chiều kim đồng hồ, tính từ người vừa Bắt Cái. TTSĐ để ĐT dưới nhà Ù Bắt Cái. Ù Tam Khôi trở đi, Bắt Cái theo vòng như Tổ Tôm Chiếu.

    c-BÀI CÁI: ở Tổ Tôm Chiếu, Nhà Bắt Cái chọn Bài Nọc, để lên đĩa, lấy 1 quân bất kỳ ngửa lên. Chọn thêm 1 lá từ phần bài bất kỳ, cộng tổng 2 số, lấy phần dư của phép chia cho 5, đếm ngược chiều kim đồng hồ, chọn ra Bài Cái. Quân thêm cho Bài Cái là 1 trong 2 Quân Lộ


    -Bài Cái có thể chọn vận dụng thành ngữ “Nhất Nhị Tại Vị” vì không gây nhiều ảnh hưởng tới ván chơi.

    -Trong LT TTSĐ, chỉ bắt cái từ 1 Quân Bài Nọc, đếm luôn ngược chiều Kim đồng hồ, từ vị trí chọn Bài Nọc, để xác định ra Bài Cái.



    12- ĂN QUÂN: là ăn 1 quân tạo thành phu của mình (hoặc ăn thêm vào Phu có sẵn) dù là người trên đánh hay mở nọc, phỗng, dậy Khàn, dậy Thiên Khai. Ù và “Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu” là trường hợp “Ăn Quân đặc biệt”.

    a-ĂN YÊU: Quân Yêu ăn chỉ cần để nó thôi, nếu có cả trên tay thì phải hạ xuống khỏi Treo Tranh. Chỉ Ăn Yêu được khi mở cửa trì, phỗng, dậy Khàn, có Thiên Khai Yêu,Ù.

    b-ĂN CÀI KHÀN: Ăn 1 quân tạo thành phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới chiếu. Quân ăn sẽ để lộ, còn quân trên tay hạ xuống theo và Khàn thì vẫn úp kín.

    c-ĂN LỘ KHÀN:Ăn 1 quân tạo tạo thành phu phải tổ hợp với Khàn Úp dưới chiếu nhưng lại làm lộ ra tên Khàn đó. Giống nhiều vùng, TTSĐ cho Ăn Lộ Khàn, như vậy là hợp lý.

    d-ĂN CHẦY: ăn quân đến sau, ăn quân đánh đi rồi...tóm lại là ăn báo thì trong TT5 gọi là ĂN CHẦY. Thành ngữ đủ là “Ăn Chầy, Phỗng Bữa”.

    e-ĂN MÒN: ăn thêm vào phu có sẵn, đánh ra quân mới, hại cho bài làng trong TT5 gọi là ĂN MÒN. Thành ngữ đủ là “Ăn Mòn, Đánh Chéo”.

    f-ĂN MỘT ĐÁNH MỘT: ăn phu để trôi 1 quân có sẵn trên tay, đánh đi 1 quân cũng có sẵn trên tay, vào phu khác, phải giải thích để làng không Bắt Báo.

    -Trường hợp này hết sức lưu ý qui định “Quân Có Trước”, nhất là dạng “Quân Có Trước” nằm trong “PHu Có Trước” hay nằm trong “PHu Trên Tay”.

    -LỆ LÀNG qui định điều này có khác nhau.Ví dụ: bài ăn dưới chiếu 345 văn, trên tay có đôi 6 văn, 1 quân 7 văn. Thấy phỗng 6 văn không phỗng, sau hạ 6,7 văn nối vào và đánh đi 1 quân 6 văn. Với nguyên tắc 7 văn là Quân Có Trước, vậy không phỗng mà đánh đi 6 văn là đúng.

    g-ĂN MỘT ĐÁNH HAI: ăn phu trôi 1 quân trên tay, lại đánh đi 2 quân liên quan đến quân trên tay đó. Trường hợp này bị Bắt Báo. Ví dụ: bài có 3,4,5 văn và 3 sách, ăn của làng 3 vạn hạ Bí Tam 3 văn, 3 vạn, 3 sách rồi đánh 4,5 văn đi.

    h- ĂN HAI ĐÁNH MỘT: ăn 2 Quân rác trên tay, đánh đi 1 Quân đã nằm trong Phu Dưới Chiếu, phải giải thích với làng.

    -Ví dụ: bài có 2 văn, 4, 5 văn với 3 vạn, 3 sách. Đến 3 văn, hạ bài ăn 3,4,5 văn dưới chiếu. Mở Nọc được 6 văn lại ăn, hạ vào 4,5 văn; hạ thêm 3 sách, 3 vạn với 3 văn dưới chiếu thành Bí Tam, đánh đi 2 văn. LỆ LÀNG nhiều nơi cũng không cho đánh 2 văn, nên phải lưu ý.Với nguyên tắc ưu tiên cao nhất là tròn bài lại “Ăn Hai Đánh Một”, việc được đánh 2 văn là đúng, nhưng nhớ hạ Bí Tam.

    i-ĂN HAI ĐÁNH HAI: là ăn 1 quân A của làng (hoặc có sẵn) với 2 quân có sẵn trên tay, rồi đánh đi 2 quân cũng tạo thành được phu với quân A đó. Đây là biến thể của Ăn Một Đánh Một.

    -Ví dụ: có 4,5 văn và 3 vạn, 3 sách. Ăn được 3 văn(hoặc trên tay có sẵn), muốn ăn phu dọc hay phu bí thì tùy, được đánh đi 2 quân còn lại.

    k-ĂN BA ĐÁNH HAI: là biến thể của trường hợp Ăn Hai Đánh Một khi ăn quân A thành phu dọc hoặc phu bí có sẵn 3 quân trên tay, rồi đánh đi 2 quân cũng thành phu với quân A đó và phải giải thích với làng.

    -Ví dụ: bài có 2,4,5 văn với 3 vạn, 3 sách: ăn của làng 1 quân 3 văn rồi đánh đi 3 vạn, 3 sách. Hoặc bài có 4,5 văn với 2 quân 3 vạn, 1 quân 3 sách thì ăn 3 văn thành Bí Tam rồi đánh đi 4,5 văn.

    l-ĂN NĂM BINH: là Ăn Phu Bí mà trên tay hạ xuống có 2 quân trùng với quân ăn của làng. Ví dụ: bài có 3 văn, 3 văn, 3 vạn, 3 sách ăn thêm của làng 3 văn mà không phỗng, hạ cả Phu có 5 quân bài. Tổ Tôm Chiếu hạ 2 quân 3 văn đầu tiên với 1 quân 3 văn cuối cùng của Phu.

    m-ĂN LỤC BINH: khi Bất Thực Khàn, nhà trên đánh xuống hoặc Mở Nọc đúng vào quân trong Khàn Bất Thực mà không Phỗng Tái Kiến, thì mình ăn Phu Bí với quân đó, phu hạ sẽ gồm 6 quân bài là Ăn Lục Binh.

    -Ví Dụ: có Khàn 3 văn, trên tay có sẵn 3 vạn, 3 sách; 2 quân 4 văn, 2 quân 5 văn. Mở Nọc cửa trì được 3 văn, hạ Bí Tam: 4 quân 3 văn với 3 vạn, 3 sách.Tổ Tôm chiếu hạ 2 quân 3 văn đầu tiên với 2 quân 3 văn cuối cùng của phu.

    n-ĂN CẢ: khi Bất Thực Khàn hoặc Bất Thực Thiên khai mà không đánh đi quân bài nào trong Khàn hoặc Thiên Khai đó, lúc Ù phải HÔ Ù: Ăn Cả TRả Chén.

    o- ĂN LỖI, ĂN SAI: là các trường hợp ăn quân mà bị bắt báo khi đang đánh hoặc không được điểm khi Ù.

    p-ĂN BẤT THÀNH PHU: ăn quân của làng rồi đánh 1 quân đi mà dưới chiếu có quân rác, gọi là Ăn Bất Thành Phu.

    -Lưu ý: trong TTSĐ, có thể bị bắt lỗi này dù không mắc nhưng do không xếp lại các Phu Tròn trên chiếu.

    q-ĂN CHẶN: ăn 1 quân cửa trì không có thêm tác dụng với bài mình rồi đánh đi 1 quân khác nhà dưới khó ăn. PHỖNG CHẶN cũng tương tự vậy.

    r-ĂN THÀNH, ĂN CHẠM CHỜ, ĂN CHẠM THÀNH, ĂN THẬP THÀNH: là ăn 1 quân rồi đánh đi 1 quân để bài Thành (hoặc Thập Thành), Chạm Chờ, Chạm Thành, Thập Thành. Ăn Vào Thành như Ăn Thành.

    -Lưu ý: Khi Nọc chỉ còn 1 quân mở là Hòa, ĐT mà ăn là phải bảo đảm Ăn Thành, nếu không đánh đi đúng quân làng Ù là phải Đền Làng ván bài đó.LỆ LÀNG nhiều nơi “Bắt Chặt”, “Một Ly Ông Cụ”, làng Ù vào quân khác cũng phải đền.Với TTSĐ chính là khi Nọc chỉ còn Quân Số 6, trên đĩa.

    -LT TTSĐ hiện nay chưa làm được chức năng này, sẽ bổ sung về sau.

    s-ĂN KÌM: ăn quân ở cửa trì dù không có tác dụng với việc Ù rồi Đánh Lành nhằm ngăn cản nhà dưới lợi bài. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Kìm Đánh Đì”.

    t-ĂN DỌC, ĂN BÍ: là ăn 1 quân vào Phu Dọc hoặc Phu Bí.

    u-ĂN KHOAN: là nhắc nhở ĐT khi ăn quân thì chậm thôi phòng có người Phỗng hay Dậy Khàn đúng quân đó sẽ lộ bài. Ăn Khoan nằm trong thành ngữ “Ăn Khoan, Phỗng Nhanh”.

    v-KHÔNG ĂN QUÂN NỌ LẠI ĂN QUÂN KIA, ĂN NỌ ĐÁNH KIA: chỉ các trường hợp ăn sai, bị Báo, như “không ăn 3 văn lại ăn 7 văn”, “ăn 4 vạn đánh đi 7 vạn”....Không vận dụng cho từ quân thứ tư của phu dọc(cùng chất, khác số) hoặc quân khác chất cùng hàng trong phu bí.

    x-XOAY BÀI: Ăn Quân, Đánh Quân rồi tạo ra phu mới từ các phu có sẵn mục đích để bài tốt hơn.

    y-ĂN QUÂN TRONG TTSĐ: Kích chuột vào quân ăn, quân trên tay vào phu, rồi Kích ĂN. Nếu cần điều chỉnh Phu Ăn, thì dùng chuột và nút Hạ Lại Bài.Học để biết sử dụng được nút “Chọn Từng Quân”, “Chọn Cả Phu”.

    -Lưu ý ĂN QUÂN tạo thành Phu có số lá bài tối thiểu Hạ lộ trên mặt chiếu là rất quan trọng, tránh bị báo, lộ bài, sau này đánh xén, đảo phu.Hạ quân ăn Phu đúng là thước đo quan trọng trình độ của Người Chơi.Chỗ mình, hạ Phu ăn thừa 1 quân là vào gà trong 1 Dịch, thừa 5 quân là vào 5 Dịch, bằng thua ván Lèo rồi. Ăn quân lợi bài, kín bài thể hiện ĐT ĂN CAO hay ĂN THẤP.

    z-ĂN ĐÓN: là các trường hợp Bất Thực chưa có phu dọc hoặc từ phu đã có ăn thêm quân tạo ra dập dòm mới(cạ mới) để ĐÓN ĂN quân sau tổ hợp thành phu. Nhiều lúc ĂN ĐÓN còn tạo ra Cạ Mới để Chờ Ù. Thực ra ĂN ĐÓN chính là thủ pháp ĐÓN ĂN.


    13-ĐÁNH QUÂN: ĐT bỏ đi 1 quân bài trên tay để làng có thể ăn hoặc Ù. Không bao giờ được đánh quân Yêu ở bài trên tay.

    a- ĐÁNH ĐÌ: đánh quân bài để làng (mà chủ yếu nhà dưới) không ăn không ù được.Có ĐÌ CHÍNH CHỮ và ĐÌ KHÔNG CHÍNH CHỮ.

    b- ĐÁNH LÀNH, LÀNH BÀI: đánh quân bài làng khó Ù, khó tạo ra cước sắc, khó ăn.

    c- ĐÁNH CHÉO: Ăn Mòn rồi đánh ra quân bài có nhiều liên quan. Từ này nằm trong thành ngữ “Ăn Mòn Đánh Chéo”.

    d- ĐÁNH CAO, ĐÁNH THẤP, CAO TAY:nói về trình độ của người chơi.

    -Thực ra, bài lá yếu tố đỏ đen chiếm tới non nửa kết quả.Nhưng một canh bài đủ dài, thí dụ 3 giờ đồng hồ, kết quả phản ánh được trình độ người chơi. Đánh bị báo, đánh cho nhà dưới Ù nhiều, hay đánh quân bài về cuối làng Ù, phỗng nhiều Ù ít... là thể hiện Đánh Thấp.Ở vòng bài thứ ba, tức là lúc Nọc còn khoảng 10 quân, người Đánh Cao đã xác định rõ hướng bài Đánh Hòa.

    e-ĐÁNH HÒA: ăn kìm, đánh đì, mở Nọc tối đa để bài Hòa. Khi Nọc còn ít quân (còn khoảng 5 quân mở) hoặc lúc bài xấu không bỏ được, nhiều người đã chủ trương Đánh Hòa.

    f-ĐÁNH BẨN: là mô tả các trường hợp Đánh Láo, Đánh Bịp, Thông Lưng, Bài Thửa, Ăn Non, Chọn chỗ....Những tay chơi tao nhã thì không dùng đến từ này, chứ chưa nói đến việc không bao giờ Đánh Bẩn.

    g-ĐÁNH BÁO: đánh ra 1 quân bài trên tay hay ăn 1 quân của làng(ĂN BÁO) mắc lỗi nặng bị Bắt Báo.

    h-ĐÁNH PHẢI BÀI: là đánh quân, ăn quân hợp lý, bình thường.

    i-ĐÁNH MỘT LY ÔNG CỤ: chơi bài với qui định chặt chẽ, nghiêm ngặt.

    k- CHẠM YÊU ĐÁNH GÌ: là việc ĐT luôn chọn sẵn 1 quân bài để khi mở Nọc cửa trì được 1 quân Yêu sẵn sàng đánh ngay đi không cần nghĩ nhiều.

    l-ĐÁNH PHU DƯỚI CHIẾU: chính xác là đánh quân bài trên tay nằm trong phu dưới chiếu sẽ bị BẮT BÁO
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/3/22
    mod02 thích điều này.
  11. Mod cho hỏi tham lưng bỏ phu là thế nào. Theo tôi To tôm ưu tiên lưng nên việc để phu lưng phai chap nhan lẻ nhièu hon sẽ lau tròn hơn. Sao lại phải bị phạt.vd bỏ 3 vạn lam lưng vói 7 văn 3 sách. Phai dánh đi hoa xe nhà lầu là bt.
    Thứ 2: mục ăn cài khàn của luạt giai thích không chính xác. Phải là ăn phu bí và có cả phu lưng nữa. Chứ giải thích là cây cùng hàng... ko chuẩn.khàn chi 9 vạn den up 8s an thi o cùng hàng đau.
    Thứ 3 : thêm mục bất thực yêu hoàn yêu.
    Thứ 4: yêu mở tại cửa bắt buộc ăn. Và không đc đanh ( luat ko thay nhắc cung chua thay ai đánh)
    Thứ 5. Không phỗng đánh đi vẫn ok. Chứ đây lại còn ko dc đánh khi cài 1 quan vào phu dọc. Bó tay. To tom ưu tien phu lưng, tieu quan cho sao nhanh tròn, mà có 34556 văn . Lên 5 văn ko phong ma ko dc dánh 5 văn khác nào bảo ngồi im đấy.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  12. Thêm phần góp ý là phu ăn thì xếp cho nó lộ hết phần chữ cuat cây để ae còn biết cây còn cây hết. Xếp ríu vào như hiện tại rất khó nhìn rõ cây ji. Tks
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  13. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào bạn.
    Rất cảm ơn bạn đã trải nghiệm game và gửi ý kiến phản hồi. Bộ phận vận hành game xin được tiếp nhận và cũng có vài ý kiến nhỏ thảo luận thêm với bạn như sau:
    Thứ nhất Tổ Tôm ưu tiên tròn bài, các quân vào phu chứ không phải ưu tiên Lưng . Bài bạn đã có phu bí 3, dĩ nhiên bạn không thể ăn 7 văn rồi đánh đi 3 văn . Đó là tham lưng bỏ phu bạn nhé. Bài bạn có 2 vạn, 4 vạn, 5 vạn và 7 văn , 3 sách trên tay bạn có thể ăn 2,3,4,5 vạn đánh đi 7 văn ,3 sách mà ???
    Thứ hai Luật Sân Đình ghi rõ không phỗng thì không được đánh đi cả hai 2 cây chứ không cấm việc đánh đi 1 cây bạn nhé. Luật tổ tôm ở đâu cũng vậy, việc này không có dị luật . Có thể bạn nhầm giữa việc đánh đi 1 cây và không cho đánh đi cả 2 cây !!!
    Việc hiển thị cây bài, đội kỹ thuật sẽ cải tiến ở những lần cập nhật sau bạn nhé. Trước mắt chúng ta sẽ tập trung cho việc hoàn thiện logic game. Cảm ơn bạn đã phản ánh góp phần hoàn thiện sản phẩm.
    Trân trọng!
     
  14. NGHỈ LỄ, NÓI CHUYỆN “LỆ LÀNG” TỔ TÔM SÂN ĐÌNH(TTSĐ)

    LỆ LÀNG là “Luật bất thành văn”, vượt qua cả “phép vua”, nên mọi Lệ Làng đều đúng. Game Online Tổ Tôm ĐẦU TIÊN, DUY NHẤT ở địa cầu tới nay là của Chanphom.com, cho nên “Luật Tổ Tôm Sân Đình” rõ là chân lý mọi người trên mạng ảo phải theo. Nghỉ lễ rảnh rỗi, mời các cụ trao đổi chút về “dị luật Sân Đình”. Chỉ đề cập đến các “dị luật” người chơi TTSĐ hay bị mắc do khác nhiều Lệ Làng thôi nhé.

    1-BẮT CÁI MỘT QUÂN BÀI: khác với 100% các Lệ Làng, tại TTSĐ chỉ bắt cái 1 quân, rất cách tân và lại rất đúng, phù hợp với GameOnline.

    2- BẮT BÁO ĂN DỌC NGOÀI “TỤ TAM”: khác với 100% các Lệ Làng, TTSĐ bắt báo khi ăn phu dọc rất dị. Ví dụ, có 345 văn dưới chiếu, không ăn 2 văn đến trước, ăn 6 văn đến sau là bị Báo.Dị luật này chắc phải sửa.

    3- BẤT THỰC KHÔNG CẦN PHU DỌC: khác với 50% các Lệ Làng, TTSĐ cho phép bất thực không buộc phải có phu dọc kèm theo. Qui định này rất hợp lý.

    4- PHỖNG TÁI KIẾN KHÔNG CÓ PHU DỌC KÈM THEO HẠ XUỐNG: khác với 100% các Lệ Làng.. Thậm chí hiện nay, Phỗng Tái Kiến trong TTSĐ còn không có phu nào hạ xuống theo vẫn được. Dị luật này chắc phải sửa.

    5- KHÔNG PHỖNG QUÂN TRƯỚC ĐƯỢC PHỖNG Ù QUÂN SAU: khác với 50% các Lệ Làng. Dị luật này quá hợp lý.

    6- Ù BẠCH THỦ CHẠM THÀNH: khác với 50% các Lệ Làng. Dị luật này hợp lý.

    7- Ù CHI NẨY BỊ BÁO DÙ 9 VẠN, 8 SÁCH LÀ QUÂN RÁC VÀ CHƯA VÀO THÀNH ĐƯỢC: khác với 100% các Lệ Làng. Dị luật này chắc phải sửa.

    8- BẤT THỰC TRÙNG TRỤC ĐƯỢC Ù LÀNH LÀNG: khi ù quân trong BTK không ở trong phu bí - khác với 100% các Lệ Làng. Dị luật này chắc phải sửa thành bị bắt báo.

    9- KHÔNG Ù KHI “ĐỘNG NỌC DẬY THIÊN KHAI” VẪN Ù CÓ ĐIỂM VỚI QUÂN SAU: khác với 50% các Lệ Làng. Món này đoán là lỗi Game, chắc sẽ sửa.

    10- Ù XUYÊN NĂM GIAN, XUYÊN BÍ TƯ KHÔNG ĐỦ 4 QUÂN RÁC: khác với 50% Lệ Làng. Món này tùy Làng.

    11-Ù LÀNH LÀNG NẾU QUÊN PHỖNG Ù DÙ KHÔNG PHẢI TRƯỜNG HỢP BUỘC Ù KHÔNG PHỖNG: khác với 70% các Lệ Làng. Món này tùy Làng.

    12-ĂN QUÂN, Ù KHỖNG XẾP LẠI TRÒN PHU BỊ BÁO BẤT THÀNH PHU: khác với 50% các Lệ Làng. Món này tùy Làng.

    NGUYỄN TIỂU THƯƠNG
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/11/24
    mod02, Mod01Chiến Ngao_Tây Tạng thích điều này.
  15. NguyenAn1234Chan

    NguyenAn1234Chan Dân đen

    1-Chơi Tổ Tôm không thấy có tiếng như chơi Chắn...
    2-Chơi dưới 5 người phải có 2 lưng mới ù được.
    3-Mình chơi trên máy tính, bảng xướng ù không thấy có nút ù Tam khôi, ù Tứ khôi...
    Mong các Mod chỉnh sưa lại
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  16. Mod13

    Mod13 Moderator

    Chào anh
    Hiện tại sản phẩm Tổ Tôm đang trong quá trình phát triển, việc đưa âm thanh vào trong game đang được đội ngũ kỹ thuật tiến hành nghiên cứu và đưa ra phương án tối ưu nhất, ngoài ra, trong Tổ Tôm Sân Đình, khi xướng tam khôi anh vui lòng chọn nút thông rồi bấm tăng lên để chuyển từ Thông qua tam thôi anh nhé.
    Các ý kiến đóng góp của anh đã được Sân Đình ghi nhận và nghiên cưu để tiếp tục phát triển.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  17. NguyenAn1234Chan

    NguyenAn1234Chan Dân đen

    1-Game TỔ TÔM bắt lỗi sai nhiều lắm.
    2-Chơi dưới 5 người phải có 2 lưng và không có cước Thập điều mà có cước Thập nhị điều.
    3-Khi xếp bài, đã úp khàn rồi, nếu chưa bấm nút đã xếp xong, vẫn có thể nhấc lên để bất thực.
    4-Đã úp khàn rồi, trước khi đánh phải được kiểm tra lại khàn gì.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  18. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào bạn.
    Rất cảm ơn bạn đã trải nghiệm game và đóng góp ý kiến giúp Sân Đình hoàn thiện game. BQT xin được phản hồi và trao đổi với bạn các vấn đề bạn đã nêu như sau:
    Thứ nhất sản phẩm vừa mới ra mắt và đang trong quá trình hoàn thiện cho nên không thể tránh khỏi các sai sót.. Rất mong bạn thông cảm về điều này. Sân Đình sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian sớm nhất có thể.
    Thứ hai. Tổ Tôm Sân Đình xây dựng game theo lỗi chơi bí ngũ. Để người chơi không bị bỡ ngỡ, nhầm lẫn trong khi chơi cho nên dù chơi thiếu người thì vẫn theo luật chơi bí ngũ bạn nhé. Thiếu cửa nào bỏ phần bài của cửa đó. Sau này khi game ổn định, người chơi đã quen thuộc với cách thức chơi online... Có thể Sân Đình sẽ phát triển thể thức chơi bí tứ sau ạ.
    Thứ ba, đúng là hiện tại chúng ta ko thể thay đổi khi đã lỡ tay úp khàn xuống chiếu. Sân Đình đã xây dựng phiên bản cải tiến cho phép thay đổi việc này khi chưa bấm nút xếp xong và sẽ cập nhật ở phiên bản tiếp theo bạn nhé.( Bạn vẫn có thể xem lại khàn đã úp bất kì lúc nào trước vào trong quá trình ăn đánh bằng cách bấm chuột vào khàn đang úp dưới chiếu).
    Thông tin đến bạn, chúc bạn giải trí vui vẻ.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  19. NguyenAn1234Chan

    NguyenAn1234Chan Dân đen

    Khi bắt cái phải lấy 2 cây, 1 cây trong nọc và 1 cây bất kỳ ở phận ngoài (tức cây trong cây ngoài), công 2 số lại để xem phần (riê[ng hàng yêu là số 1). Ví dụ cây yêu với cây nhị là 3. Đồng thời phải bắt vào khe chứ không bắt vào phận.
     
    Nguyễn Tiểu ThươngMod01 thích điều này.
  20. Mod01

    Mod01 Administrator

    Chào bạn.
    Rất cảm ơn bạn đã góp ý. Tổ Tôm Sân Đình được xây dựng trên cơ sở luật chơi, cách chơi trong dân gian. Do đặc trưng việc chơi offline và online có nhiều điểm khác biệt, không thể giống nhau được hoàn toàn nên đội phát triển đã có một số cải tiến, thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.
    Xét thấy việc bốc 2 cây bài không có tác dụng trong việc chống gian lận, chọn, biết phần bài, cây bài đã đánh dấu... Ngược lại còn làm lộ thêm 1 cây bài, xung đột với nguyên tắc nhất cao nhì kín của trò chơi nên Sân Đình đã quyết định chỉ dùng một cây bài để phân định phần bài cho nhà có cái bạn nhé. Thông tin đến bạn.
    Trân trọng!