[Sân Đình] Bài 1: Các từ ngữ dùng trong Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình (Đang cập nhật)' bắt đầu bởi mod02, 16/3/21.

  1. Ấm Áp Mùa Đông 2024: Chung tay vì Cộng đồng!

    Từ ngày 01/11/2024 đến 31/03/2025. Mục tiêu: 0

    Đã có 0 người ủng hộ. Số tiền nhận được là 0

    0
    Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
  2. Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Bỏ qua thông báo này (sẽ không bao giờ được hiển thị nữa, dù bạn đăng xuất/ đăng nhập lại)
Danh sách Ủng Hộ AAMD 2024:
Tổng số tiền:
Trạng thái chủ đề:
Các thành viên không thể bình luận.
  1. mod02

    mod02 Administrator Ban quản trị

    Bài viết này tổng hợp tất cả các từ ngữ đang được áp dụng trong Tổ Tôm Sân Đình
    * Hàng: Gồm có 3 Hàng Vạn - Sách - Văn
    * Số: gồm có Nhất - Nhị - Tam - Tứ - Ngũ - Lục - Thất - Bát - Cửu
    * Yêu đỏ: Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ
    * Yêu đen: Nhất Vạn - Nhất Sách - Nhất Văn
    * Phu: Tổ hợp tối thiểu 3 quân bài ghép thành bộ theo quy định (trường hợp đặc biệt là Phu Yêu, chỉ cần tối thiểu 1 quân là được coi là 1 phu và tròn bài)
    * Phu bí: Tổ hợp của tối thiểu 3 quân cùng số, khác hàng. Có thể ăn thêm các quân đã có tạo thành phu bí 12 quân.
    * Phu dọc: Tổ hợp của tối thiểu 3 quân bài có số liên tiếp, cùng hàng. Có thể ăn nối thêm các quân tạo thành phu dọc 9 quân.
    * Phỗng: Là hành động người chơi có 2 quân giống nhau trên bài được chia từ đầu, hạ xuống ăn quân của làng đánh hoặc bốc nọc. Người Phỗng có quyền ưu tiên ăn trước ở tất cả các cửa (trừ trường hợp có người ù quân bài đó).

    * Khàn: Tổ hợp 3 quân giống nhau có được sau khi chia bài.
    * Thiên khai: Tổ hợp 4 quân giống nhau có được sau khi chia bài.
    * Lưng: Là tổ hợp đặc biệt, gồm tối thiểu 3 quân bài theo quy định riêng. Trên bài bắt buộc phải có ít nhất 1 lưng mới có thể ù được. Trong Game Tổ Tôm Sân Đình có 9 Lưng:

    - Tam vạn - Tam sách - Thất văn (có lưng này được xướng Tôm khi ù)
    - Cửu vạn - Bát sách - Chi chi (có lưng này được xướng Lèo khi ù)
    - Nhất vạn - Nhất sách - Cửu văn
    - Nhị vạn - Nhị sách - Bát văn
    - Cửu vạn - Cửu sách - Thang thang
    - Cửu sách - Thang thang - Ông cụ
    - Nhất văn - Nhị văn - Tam văn
    - 3 quân bài giống nhau có được từ Phỗng được trong ván chơi, Khàn úp.
    - 4 quân bài giống nhau có được từ Dậy khàn được trong ván chơi, Thiên khai.
    * Phu trên tay: Là các tổ hợp (phu, lưng) có được khi chia bài, do người chơi cầm trên tay (không lộ).
    * Phu dưới chiếu: Là các tổ hợp (phu, lưng) có được nhờ hạ 2 quân nhà ăn 1 quân làng và phải hạ xuống (lộ để cả làng biết).
    * Phu thiếu (phu chờ, cạ): Là tổ hợp 2 hoặc nhiều quân bài chờ ăn thêm 1 quân tạo thành phu.
    * Quân của làng: gồm quân do người khác đánh hoặc quân bốc từ nọc
    * Quân của nhà (quân nhà): là các quân bài người chơi được chia từ đầu ván.

    * Quân rác: là các quân bài chưa xếp được vào phu nào.
    * Dậy khàn: Là hành động người chơi lật 3 quân trong khàn khi có người đánh/bốc nọc ra quân bài đó hoặc khi ù. Người dậy khàn có quyền ưu tiên ăn trước ở tất cả các cửa (trừ trường hợp có người ù quân bài đó)
    * Dậy thiên khai: Là hành động người chơi lật 4 Thiên khai trước khi quân bài đầu tiên của được bốc nọc
    * Bất thực: Người chơi có Khàn hoặc Thiên khai không có nhu cầu úp khàn (thiên khai) theo cách thông thường để sử dụng vào việc xoay ra các phu có lợi hơn.
    * Chén: Người chơi khi bất thực Thiên khai, Khàn thì phải có thao tác mượn chén trước khi quân bài đầu tiên đánh ra.

    * Các hình thức bài tàn cục:
    - Bài thành: Tất cả 20 quân bài đã được xếp hết vào các phu, có thể có lưng hoặc không lưng.
    - Bài Thập thành: Là bài thành và có lưng, chờ lên quân Yêu hoặc 1 quân bất kỳ nối vào các phu sẵn có thì ù.
    - Bài Thiên thành: Bài thành ngay khi được chia.
    - Bài chờ: Bài có một số quân lẻ, nhưng chỉ cần chờ 1 quân để tạo thành phu và ù.
    * Nọc: Phần bài để ở giữa và được người chơi bốc khi không ăn được quân của làng.
    * Cửa Trì: Cửa bên tay phải của người chơi. Người chơi được ưu tiên ăn quân bốc lên cửa Trì (trừ Dậy khàn, Phỗng)
    * Khe bắt cái: Là nơi phần bài nọc được lấy ra.
    * Chủ bàn: Người mở bàn và có quyền cài đặt bàn chơi.
    * Người bắt cái (cho cái): Người có quyền chọn nọc, bắt cái theo quy định.
    * Bài cái: Bài có nhiều hơn các bài khác 1 quân và có quyền đánh trước.
    * Bỏ bài: Là hành động bỏ bài không tham gia ván của 1 người chơi. Người chơi chỉ có thể bỏ bài khi chưa có bài qua cửa Trì. (Hiện chưa áp dụng ở Tổ Tôm Sân Đình)
    * Đầu kê: là người có cái ở ván kế tiếp sau ván hòa. Người có Đầu kê là người ván trước có quân bài cuối cùng bốc ở cửa Trì.
    * Ù: Khi 20 quân bài của người chơi và 1 quân của làng (bốc hoặc bất kỳ ai đánh ra) được xếp hết vào các tổ hợp, không có quân què. Trong các tổ hợp xếp được thì phải có ít nhất 1 lưng. *Đặc biệt khi ván đấu bắt đầu, sau khi xếp xong người có cái (tự mình có đủ 21 quân) mà tròn bài, có lưng thì có thể ù luôn (Thiên ù) mà không cần quân của làng.
    * Ván hòa: Là ván chơi không có ai ù khi nọc được bốc hết theo quy định sau:

    - Bàn chơi 5 người: Nọc còn lại 5 quân
    - Bàn chơi 4 người: Nọc còn lại 8 quân
    - Bàn chơi 3 người: Nọc còn lại 11 quân
    - Bàn chơi 2 người: Nọc còn lại 14 quân.
     
    lambk198p, ngonhatlam09, pdhien2 others thích điều này.
Trạng thái chủ đề:
Các thành viên không thể bình luận.