[Sân Đình] Hội Bô Lão Sân Đình

Thảo luận trong 'Hội Bô Lão Sân Đình' bắt đầu bởi Mod04, 31/12/18.

  1. TCSK HC Bắc Ninh

    TCSK HC Bắc Ninh Hội chắn Bắc Ninh

    BTC SK Hội chắn Bắc Ninh
    XIN THÔNG BÁO

    LỊCH THI ĐẤU VÒNG 3 CỦA GIẢI ĐẤU " QUAN HỌ QUÊ TÔI MỞ RỘNG LẦN 4.
    Thi đấu từ ngày 29 đến 30/03.
    Để đảm bảo quyền lợi của mình các chắn thủ theo dõi và cập nhật lịch thi đấu của mình . Từ vòng này BTC sẽ không thông báo bằng điện thoại hoặc tin nhắn đến từng chắn thủ .
    - Vòng 3 BTC sẽ lấy 32 chắn thủ nhất/nhì các bảng đấu sẽ tham gia vòng 4 của Giải Đấu .
    BTC SK Hội chắn Bắc Ninh.
    Trân trọng!!!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  2. TCSK_CHLT

    TCSK_CHLT Chắn hội LÈO TÔM

    banner.

    LỊCH THI ĐẤU VÒNG 1
    Giải đấu Chắn hội Lèo Tôm - 10 năm Tứ hải giai huynh đệ


    Sau khi bốc thăm chia bảng, BTC xin thông báo Lịch thi đấu chính thức của Vòng 1 giải đấu Chắn hội Lèo Tôm - 10 năm Tứ hải giai huynh đệ.

    Các chắn thủ lưu ý:

    * Từ Vòng 2, BTC sẽ không đổi ngày thi đấu theo yêu cầu sau khi đã post lịch. Do vậy, chắn thủ nào đã giành quyền đi tiếp có nhu cầu đặc biệt về ngày thi đấu vui lòng báo cho BTC tại Topic này trước khi Lịch Vòng 2 được công bố.
    * Từ Vòng 3, BTC sẽ không thông báo lịch thi đấu tới các chắn thủ. Các chắn thủ vui lòng theo dõi lịch thi đấu được BTC công bố hàng ngày để đảm bảo quyền lợi của mình.

    D1. D2. D3. D4. D5. D6. D7.
    D8.

    Danh sách dự bị

    Dubi.

    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  3. Hội chắn Kinh Bắc

    Hội chắn Kinh Bắc Ban quản trị

    THƯ MỜI
    BQT Hội Chắn Bắc Ninh và BTC giải đấu "QUAN HỌ QUÊ TÔI MỞ RỘNG LẦN 4"

    Xin trân trọng kính mời BQT & ace
    @Hội Bô Lão sân đình
    tham gia buổi offline và tổng kết giải đấu "QUAN HỌ QUÊ TÔI MỞ RỘNG LẦN 4"

    Sự tham gia của Quý hội là niềm động viên rất lớn, là yếu tố làm nên sự thành công của Sự kiện.
    BQT Hội chắn Bắc Ninh.
    Trân trọng!!!
    IMG_20230328_184635.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  4. TCSK_CHLT

    TCSK_CHLT Chắn hội LÈO TÔM

    [​IMG]

    LỊCH THI ĐẤU VÒNG 2
    Giải đấu Chắn hội Lèo Tôm - 10 năm Tứ hải giai huynh đệ

    Sau khi bốc thăm chia bảng, BTC xin thông báo Lịch thi đấu chính thức của Vòng 2 giải đấu Chắn hội Lèo Tôm - 10 năm Tứ hải giai huynh đệ.

    Các chắn thủ lưu ý:

    * Từ Vòng 2, BTC sẽ không đổi ngày thi đấu theo yêu cầu sau khi đã post lịch. Do vậy, chắn thủ nào đã giành quyền đi tiếp có nhu cầu đặc biệt về ngày thi đấu vui lòng báo cho BTC tại Topic này trước khi Lịch Thi đấu được công bố.

    * Từ Vòng 3, BTC sẽ không thông báo lịch thi đấu tới các chắn thủ. Các chắn thủ vui lòng theo dõi lịch thi đấu được BTC công bố hàng ngày để đảm bảo quyền lợi của mình.

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]

    Danh sách dự bị


    [​IMG]

    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  5. TCSK CHẮN HỘI MU

    TCSK CHẮN HỘI MU TCSK Chắn hội MU

    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  6. TCSK_CHLT

    TCSK_CHLT Chắn hội LÈO TÔM

    LỊCH THI ĐẤU VÒNG 3
    Giải đấu Chắn hội Lèo Tôm - 10 năm Tứ hải giai huynh đệ

    Sau khi bốc thăm chia bảng, BTC xin thông báo Lịch thi đấu chính thức của Vòng 3 giải đấu Chắn hội Lèo Tôm - 10 năm Tứ hải giai huynh đệ.

    Các chắn thủ lưu ý:

    * BTC sẽ không đổi ngày thi đấu theo yêu cầu sau khi đã post lịch.

    * Từ Vòng 3, BTC sẽ không thông báo lịch thi đấu tới các chắn thủ. Các chắn thủ vui lòng theo dõi lịch thi đấu được BTC công bố hàng ngày để đảm bảo quyền lợi của mình.

    [​IMG] [​IMG]

    Danh sách dự bị


    [​IMG]

    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  7. TCSK_CHLT

    TCSK_CHLT Chắn hội LÈO TÔM

    Kính gửi: Hội Bô lão Sân Đình

    Chắn hội Lèo Tôm trân trọng kính mời các Chú, các Bác thành viên Hội Bô lão Sân Đình tham gia buổi Offline kỷ niệm 10 năm thành lập và Tổng kết giải đấu Chắn hội Lèo Tôm - 10 năm Tứ hải giai huynh đệ.

    Chi tiết tại Topic: Hoạt động offline của Chắn hội Lèo Tôm

    Rất hân hạnh được đón tiếp Quý vị!

    HBL.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  8. TCSK CHẮN HỘI MU

    TCSK CHẮN HỘI MU TCSK Chắn hội MU

    BTC GIẢI ĐẤU THÔNG BÁO
    LỊCH THI ĐẤU VÒNG 1
    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các chắn thủ Dự bị:

    @Trâu Vàng 2021
    @vy soi 2010
    @ThaiDuong1010
    @phuccakiemht
    @Triệu xuân hiền
    @Bảo Hoà_93

    Các chắn thủ lưu ý:

    * BTC sẽ không đổi ngày thi đấu theo yêu cầu sau khi đã post lịch. Do vậy, các chắn thủ tham gia thi đấu vui lòng cập nhật Lịch đã được công bố.
    * Từ Vòng 3, BTC sẽ không thông báo lịch thi đấu tới các chắn thủ. Các chắn thủ vui lòng theo dõi lịch thi đấu được BTC công bố hàng ngày để đảm bảo quyền lợi tham gia Giải đấu của mình.
    * Bàn thi đấu cược 500K Bảo, các chắn thủ chuẩn bị tối thiểu 300 lần mức cược để đủ điều kiện tham gia thi đấu.

    BTC Giải đấu
    Trân trọng,
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  9. Cán bộ tín nhiệm thấp phải từ chức, bị miễn nhiệm hoặc "hạ cấp"
    [​IMG]
    Hoài Thu

    Thứ tư, 03/05/2023 - 05:22
    00:00/04:52

    (Dân trí) - Những người có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ.
    Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn đang được Ban Công tác đại biểu lấy ý kiến. Việc sửa đổi nội dung dự thảo nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 tới.

    Sự gương mẫu của vợ/chồng,con là tiêu chí xét tín nhiệm

    Theo dự thảo nghị quyết, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, gồm: Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng; Phó Thủ tướng; bộ trưởng và các thành viên Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng VKSND Tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

    HĐND sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, phê chuẩn, gồm: Chủ tịch; Phó Chủ tịch HĐND; Trưởng ban của HĐND; Chủ tịch UBND; Phó Chủ tịch UBND; các Ủy viên UBND.

    [​IMG]
    Quang cảnh một kỳ họp Quốc hội trong nhiệm kỳ khóa XV (Ảnh: Phạm Thắng).

    Với những người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, thông báo nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm, sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm.

    Quốc hội, HĐND sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ, vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

    Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được nêu rõ trong dự thảo nghị quyết là công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, minh bạch. Dự thảo nghị quyết quy định nghiêm cấm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

    Theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội, những người có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ hết nhiệm kỳ.

    Các nội dung được đưa ra làm căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

    Trong tiêu chí về phẩm chất chính trị, Quốc hội, HĐND khi lấy phiếu tín nhiệm sẽ xem xét khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước…

    Trong việc thực hiện nhiệm vụ, Quốc hội, HĐND sẽ xem xét tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ và việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách…

    Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự.

    Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm cùng 3 mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

    Dự thảo nghị quyết của Quốc hội nêu rõ người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

    Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

    Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm khi nào?

    Với các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong một số trường hợp.

    Những trường hợp này gồm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; hoặc người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp".

    [​IMG]
    Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV (Ảnh: Quốc hội).

    Với HĐND, Thường trực HĐND bỏ phiếu tín nhiệm với các trường hợp: có kiến nghị của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND; có kiến nghị của Ủy ban MTTQ cùng cấp; người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp".

    Theo dự thảo nghị quyết, người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "không tín nhiệm" thì xin từ chức.

    Trường hợp không từ chức, cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp gần nhất.

    Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá cán bộ.

    Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, HĐND thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, HĐND tín nhiệm.
     
    Mod06 thích điều này.
  10. TCSK CHẮN HỘI MU

    TCSK CHẮN HỘI MU TCSK Chắn hội MU

    LỊCH THI ĐẤU VÒNG 3

    Giải đấu "CHẮN HỘI MU - 5 NĂM KẾT NỐI ĐAM MÊ"
    [​IMG]
    [​IMG]

    Các chắn thủ lưu ý:

    * BTC sẽ không đổi ngày thi đấu theo yêu cầu sau khi đã post lịch.
    * Bàn cược 500K Bảo, các chắn thủ chuẩn bị tối thiểu 300 lần mức cược bàn chơi để đủ điều kiện tham gia thi đấu.

    * Từ Vòng 3, BTC sẽ KHÔNG thông báo lịch thi đấu tới các chắn thủ. Các chắn thủ vui lòng theo dõi lịch thi đấu được công bố hàng ngày tại topic Giải đấu để đảm bảo quyền lợi tham gia vòng đấu của mình.

    BTC Giải đấu
    Trân trọng,
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  11. TCSK CHẮN HỘI MU

    TCSK CHẮN HỘI MU TCSK Chắn hội MU

    Kính gửi: Hội Bô Lão

    Chắn hội MU trân trọng gửi thiệp mời tới Hội Bô Lão SĐ tham gia buổi Offline kỷ niệm 5 năm thành lập và Tổng kết giải đấu "Chắn hội MU - 5 năm kết nối đa mê"

    Chi tiết tại Topic: https://sandinh.com/threads/hoat-dong-offline-cua-chan-hoi-mu.23371/#post-701529

    Rất hân hạnh được đón tiếp các Quý vị!

    Trân trọng,

    BÔ LÃO SĐ.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  12. Phở bò Hà Nội và phở bò Nam Định khác nhau như thế nào?
    [​IMG]
    Thanh Thúy

    Thứ sáu, 02/06/2023 - 07:35
    00:00/05:09

    (Dân trí) - Có người nói, quán phở bò Nam Định thường bán cả cơm rang còn phở bò Hà Nội thì không. Nhưng điểm khác biệt không thực sự nằm ở yếu tố này.
    Một buổi sáng Hà Nội, anh Thái Sơn (35 tuổi), thực khách "nghiện phở" đi làm qua Hàng Điếu, định bụng chỉ ăn vội món gì đó nhưng lại nhìn thấy tấm biển "Phở bò tái chín".

    Đằng sau lớp kính, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, thêm cả sụn, mỡ, gầu… Người bán hàng đứng thái thịt luôn tay, thi thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ăn xung quanh giống như họ đang ngồi trong lớp sương mỏng.

    Khoảnh khắc này khiến anh Sơn "buộc" phải vào ăn một bát phở, nhưng cũng bất chợt gợi cho vị khách nhớ về cách bày trí của các quán phở bò ở quê anh, Nam Định. Điều mà theo anh Sơn: "Phải ăn lại nhiều lần và quan sát kỹ lắm mới nhận ra".

    Khi vào những quán phở bò Nam Định, thực khách sẽ ngay lập tức nghe thấy tiếng dao gõ lập phập không nghỉ tay. Và phía trước quầy, những tảng thịt bò lớn được treo cao lên, bao quanh là mảng tường ám khói đen, kèm theo mùi hương thịt bò khá nồng trong không gian.

    Với những tảng thịt bò, chủ quán sẽ nhanh tay cắt miếng, thái thành lát mỏng hoặc đập dầm cho mềm nhuyễn nhưng vẫn khéo léo để phần thịt còn nguyên, không đứt rời.

    Sau đó, miếng thịt được xếp lần lượt lên trên bánh phở, có nơi cầu kỳ hơn thì xếp đều thành hình tròn, rồi rải hành lá, chan nước dùng.

    [​IMG]
    Phở bò Nam Định không thể thiếu nước mắm ngon (Ảnh: Tùng Anh).

    Phở Nam Định có đặc trưng là nước dùng bao giờ cũng cho nhiều gừng, nước mắm. Do vậy, nước có vị ngọt đậm và ít dậy mùi quế, hồi.

    Phần xương chính sử dụng là xương ống, có thể thêm đuôi bò để tạo độ ngậy. Mỗi nồi nước dùng, chủ quán thường ninh từ 6 giờ chiều hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau mới hoàn thành. Khi ninh, nước luộc lần thứ hai mới dùng làm nước lèo để tránh mùi hôi của xương bò. Gừng và củ hành nướng được cho vào tạo mùi thơm và trị vị ngậy.

    Sau đó, tiếp tục thêm nước lạnh đến khi sôi lại, rồi hớt bọt cho nước thật trong. Với phở Nam Định, người nấu phở khéo là người nấu ít muối, mà chủ yếu sử dụng nước mắm.

    Nước mắm cũng phải là loại mắm nguyên chất vùng Giao Châu, Giao Thủy. Bởi nếu vị mặn của phở chủ yếu từ muối thì phở sẽ bị chát, khi húp nước bị xít họng.

    Bát phở bê ra tỏa hơi nghi ngút. Nước dùng có váng mỡ, đậm vị mắm, xương bò và tiêu. Bánh phở Nam Định có sợi to bản, thường là loại bánh tráng tay, thái cũng bằng tay, sợi to gấp đôi sợi bánh thái bằng máy phổ biến tại Hà Nội.

    Để thưởng thức phở Nam Định trọn vị, thực khách thêm ớt xay, tương ớt, chanh quất và ăn kèm quẩy giòn loại nhỏ.

    Trong khi đó, những người sành ăn phở Hà Nội lại chỉ cách ăn đúng điệu với phở bò là không vắt chanh, không thêm tương ớt, chỉ dùng giấm tỏi và ớt tươi.

    "Người sành ăn phở, người ăn phở kỹ càng không dễ tính, nhất tề không bước vào một cửa hiệu phở nào bất kỳ để mà ăn liều ăn lĩnh", tác giả Vũ Bằng viết trong cuốn Món ngon Hà Nội.

    [​IMG]
    Phở Hà Nội với đặc trưng là nước dùng thanh và trong. (Ảnh: Hạ Linh)

    Nước phở Hà Nội thường trong và thanh, được tạo ra từ phần xương ống đập hai đầu để tủy dễ dàng ngấm vào nước dùng trong quá trình ninh. Phần thịt và gân bám xung quanh xương không được lọc quá sạch.

    Đây cũng là một trong những yếu tố làm nên nồi nước dùng ngọt vị. Nước luộc xương lần đầu thường bỏ để khỏi nhiễm mùi hôi, sau đó thêm gừng, quế, hồi, thảo quả vào, đun sôi, vớt bọt cho đến khi đạt độ trong.

    Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (70 tuổi, người được biết đến như một "đại sứ" ẩm thực Việt Nam), phở Hà Nội truyền thống được bán trên những đôi quang gánh. Hương phở thoảng khắp phố phường nhờ nước dùng quế hồi. Một bát phở Hà Nội phải có vị ngọt từ xương bò chứ không phải cái ngọt của mì chính.

    [​IMG]
    Phở Hà Nội truyền thống được bán trên những đôi quang gánh. Nhưng hiện tại, kiểu bán này không còn nhiều, được thay thế bằng không gian hàng quán mát mẻ, sạch sẽ (Ảnh: Thanh Thúy).

    Thịt bò là tinh hoa của mỗi bát phở, được lấy từ thăn, nạm, gầu bò hoặc lõi bò. Phở Hà Nội thường chuộng thịt thái miếng mỏng, dính theo chiều dài thớ, điểm mấy ngọn hành lá, vài cọng rau thơm xanh.

    Qua thời gian, phở Hà Nội có nhiều thay đổi. Các quán phở truyền thống bây giờ thường để cả chanh, quất cùng giấm cho khách tùy ý sử dụng, hay những gánh phở đã được thay thế bằng hàng quán sang trọng.

    Tuy vậy, theo anh Trần Huy Tiến, đại diện Phở Sướng Hà Nội cho biết, cốt của bát phở là nước dùng thì dù bao đời vẫn sẽ giữ nguyên. Khách ăn phở cực kỳ khó tính nên dù thay đổi về không gian, "hương vị truyền thống, hương vị ký ức" là thứ không thể để mất.

    Nhận xét về phở bò Hà Nội và Nam Định, anh Quang Nhật (32 tuổi) cho biết: "Lần đầu ăn phở Hà Nội sẽ thấy không ngon vì nước phở thanh, ít ngọt. Nhưng sau khi ăn sẽ không thấy bị lợ, hương thịt vẫn đọng lại.

    Còn phở Nam Định phù hợp với người nào thích vị ngọt hơn, nước phở Nam Định béo mỡ, đậm vị, cảm giác lần đầu ăn rất thích thú, nhưng ăn nhiều lần sẽ dễ cảm thấy nhanh ngán hơn phở Hà Nội".

    Ăn phở, xét cho cùng, cũng chỉ là một trải nghiệm. Phở bò hay phở gà, hay phở ở đâu cũng chỉ là những trải nghiệm khác nhau. Chúng mang tính chủ quan đậm đặc, mà cá nhân này sẽ cực kỳ khó khăn khi áp đặt trải nghiệm của riêng mình cho cá nhân khác.

    Bởi vì, trải nghiệm riêng đó có thể bao gồm rất nhiều khía cạnh. Từ nước dùng thơm, thịt ngọt đến cốc trà đậm vị, qua sự đon đả nhiệt tình hay kiểu phục vụ "hơi chảnh" của chủ quán. Tất cả tùy thuộc vào sở thích mà mỗi thực khách có thể chấp nhận được.

    Phở có tiền thân từ món xáo trâu ra đời dân dã từ các bãi, bến sông Hồng vào những năm đầu của thế kỷ 20.

    Lúc khởi đầu đó là món ăn phục vụ tầng lớp bình dân, phu phen lam lũ. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi người Pháp chính thức đặt nền bảo hộ lên toàn cõi Việt Nam, Hà Nội mới chỉ có vài ba hàng thịt bò phục vụ Pháp kiều, thường hay ế ẩm, nhất là bộ xương chẳng biết làm gì.

    Ngày nay, món Phở đã theo chân người Việt đến khắp nơi trên thế giới và trở thành món ăn "thương hiệu" của Việt Nam.
     
    anhkiet2007, choicctt60Mod06 thích điều này.
  13. Chắn hội Hải Phòng

    Chắn hội Hải Phòng Chắn hội Hải Phòng

    Kính gửi quý hội viên Hội Bô Lão Sân Đình

    BQT Chắn hội Hải Phòng trân trọng gửi thiệp mời quý hội viên Hội Bô Lão Sân Đình tham gia buổi Offline & tổng kết giải đấu "Chắn hội Hải Phòng mở rộng Lần 9"

    Chi tiết tại Topic: Đăng ký OFFLINE giải đấu CHẮN HỘI HẢI PHÒNG MỞ RỘNG L9 (2023)

    Rất hân hạnh được đón tiếp !

    Trân trọng!!!
    thiep moi offline BLSD.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  14. Hội chắn Ninh Bình

    Hội chắn Ninh Bình Ban Quản Trị

    Hội Chắn Ninh Bình trân trọng kính mời Hội Bô Lão Sân Đình tham gia buổi Offline trận Chung kết & tổng kết giải đấu “HỘI CHẮN NINH BÌNH MỞ RỘNG NĂM 2023”

    HBL. Thời gian: Bắt đầu vào lúc 8h00 ngày Chủ Nhật 23/07/2023.
    Địa điểm: Nhà hàng Sea City - tầng 5 tòa nhà PICO Ninh Bình.
    Địa Chỉ: 90 Lê Hồng Phong - Đông Thành - TP. Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình.

    Nội dung buổi Offline:
    · 08h00 đến 09h00: Đón khách và chuẩn bị cho trận Chung kết.
    · 09h00 đến 11h00: Đấu trực tiếp trận Chung kết giải đấu "Hội Chắn Ninh Bình Mở Rộng Năm 2023".
    · 11h00 đến 11h30: Lễ trao giải và giao lưu giữa Hội Chắn Ninh Bình với các CH/HC bạn.
    · 11h30: Liên hoan – giao lưu.
    · 13h30: Chương trình Văn nghệ.

    Kinh phí:
    - Khách mời của Hội Chắn Ninh Bình: BQT Sân đình và các chắn thủ tham gia trận Chung kết: Không phải nộp phí.
    - Các chắn thủ khác: 300.000đ/người.

    Để buổi Big Offline thường niên của Hội Chắn Ninh Bình diễn ra thành công tốt đẹp, rất mong ACE đăng ký sớm để ban TCSK còn sắp xếp chương trình.

    BQT Hội Chắn Ninh Bình rất mong nhận được sự quan tâm và tham gia offline của tất cả các chắn thủ Sân Đình để tăng thêm tình đoàn kết gắn bó cộng đồng.

    Mẫu ĐK: comment ngay tại Topic https://chanphom.com/threads/hoat-dong-offline-cua-hoi-chan-ninh-binh.19837/

    Đăng ký tham gia Offline Hội Chắn Ninh Bình
    Tên Nick:.................
    Là thành viên CH/HC/Tự Do......
    SĐT liên lạc: ................. (có thể gửi vào hộp thư nick: TCSK_NB)

    - Ban tổ chức:
    + Trưởng ban: ĐỖ TOẢN – @DO TOAN NB - 0385355666
    + Phó ban: NGUYỄN THỊ DIỆP – @tieuha86 - 0817594522
    + Phó ban:TRẦN ĐỨC TÍNH – @Đức Tính_NB - 0868820135

    Trân Trọng Thông Báo!
     
    Nguyễn Tiểu Thươngngonhatlam09 thích điều này.
  15. Từ 15/8, bán xe không nộp lại biển số, đăng ký có thể bị phạt 8 triệu đồng
    [​IMG]
    Trần Thanh

    Chủ nhật, 13/08/2023 - 09:44
    00:00/02:52

    (Dân trí) - Nếu không nộp lại đăng ký, biển số cho công an để làm thủ tục thu hồi, chủ xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 800.000 đến 2 triệu đồng; với ô tô, mức phạt 2-4 triệu đồng, tổ chức bị phạt gấp đôi.
    Ngày 1/7, Bộ Công an ban hành Thông tư 24/2023 quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới. Thông tư có hiệu lực từ 15/8, thay thế Thông tư 58/2020/TT-BCA.

    Trách nhiệm của chủ xe khi bán xe

    Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định khi bán, tặng cho, thừa kế, trao đổi, góp vốn, phân bổ, điều chuyển xe (chuyển quyền sở hữu xe) thì chủ xe phải giữ lại đăng ký, biển số xe và nộp cho cơ quan công an để làm thủ tục thu hồi.

    [​IMG]

    Từ ngày 15/8, khi bán xe, chủ xe phải nộp lại đăng ký, biển số cho cơ quan chức năng (Ảnh minh họa).







    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi; trường hợp quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi, thì trước khi giải quyết, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định.

    Trường hợp chủ xe không làm thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu xe thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó.

    Như vậy, chủ xe khi bán xe phải giữ lại biển số, đăng ký xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe, biển số xe để làm thủ tục thu hồi.

    Không nộp lại biển số, đăng ký xe bị phạt bao nhiêu tiền?

    Thông tư 24 quy định từ ngày 15/8 khi bán xe, chủ xe phải nộp lại đăng ký, biển số cho công an để làm thủ tục thu hồi chứ không được giao cho chủ mới. Trong 30 ngày, kể từ khi làm giấy tờ bán xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.

    [​IMG]
    Nếu không nộp lại đăng ký, biển số, có thể bị phạt tới 8 triệu đồng (Ảnh: Kinhtedothi).

    Theo các luật sư, chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân (gấp đôi số tiền này nếu là tổ chức) sử dụng xe mô tô, xe gắn máy. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân và từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức là chủ ô tô, máy kéo...

    Như vậy, nếu chủ xe bán xe nhưng không thực hiện nộp lại biển số xe để làm thủ tục thu hồi biển số xe, thì sẽ bị phạt lên đến 8 triệu đồng.

    Lưu ý với người dùng xe "không chính chủ" biển 5 số

    Theo Thông tư 24/2023/TT-BCA, biển số định danh (biển 5 số) là biển số xe được cấp và được quản lý theo mã định danh của chủ xe. Biển số vẫn được cấp theo quy trình bấm biển như hiện nay, chỉ khác về cách quản lý. Nói cách khác, trước đây xe nào biển đó, giờ thì người nào biển đó, biển đi theo người.

    Bởi thế, những xe 5 số "không chính chủ" thì biển đó mặc định là biển số định danh của người đang đứng tên trên giấy đăng ký xe. Chủ xe trong trường hợp này được xác định là chủ cũ chứ không phải người đang sử dụng.

    Cũng theo Thông tư 24, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được, xe bị phá hủy do nguyên nhân khách quan, chủ xe phải khai báo trên cổng dịch vụ công và nộp đăng ký, biển số xe cho cơ quan đăng ký xe hoặc công an cấp xã (không phụ thuộc nơi cư trú của chủ xe) để làm thủ tục thu hồi.
     
    Mod01 thích điều này.
  16. Tiêu Dao Hội

    Tiêu Dao Hội Khoái Lạc - Bá Đạo

    THÔNG BÁO
    (V/v: tổ chức Offline Tiêu Dao Hội)
    Thân gửi @Hội Bô Lão Sân Đình
    Nằm trong chuỗi sự kiện thường niên. Kỷ niệm 07 năm thành lập Tiêu Dao Hội, một Gia đình nhỏ trong Cộng đồng lớn Chơi vui - Sống đẹp Sân Đình. Để tri ân những tấm lòng ấm áp và nhiệt thành của các thành viên. Sự quan tâm, tin yêu và ủng hộ của BQT Sân Đình, BQT các Bang hội bạn và đông đảo anh chị em bạn bè trong cộng đồng sandinh.com ... BQT Tiêu Dao quyết định tổ chức một buổi offline vào ngày 27/08/2023. Buổi offline sẽ là dịp cho chúng ta gặp gỡ, giao lưu tăng thêm tình thân ái, đoàn kết.
    BQT Tiêu Dao xin trân trọng kính mời các thành viên @Hội Bô Lão Sân Đình tham dự sự kiện offline Tiêu Dao. Xem trận chung kết Đêm Hội Long Trì và liên hoan, uống chén rượu thân mật với hội.

    Thời gian: 9h00 Chủ nhật ngày 27/08/2023
    Địa điểm
    : Nhà khách Bộ Quốc Phòng
    266 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội.

    upload_2023-8-20_14-41-36.

    Nội dung buổi Offline:
    - 08h30 đến 09h00: Đón khách và chuẩn bị cho trận Chung kết
    - 09h00 đến 11h00: Trò chuyện giao lưu và xem trực tiếp trận Chung kết giải đấu "Đêm Hội Long Trì".
    - 11h00 đến 12h00: BQT Tiêu Dao khai mạc sự kiện, đón nhận tình cảm của Cộng đồng. Trao giải và chụp ảnh lưu niệm
    - 12h00 đến Tối : Liên hoan - Văn nghệ.

    Kinh phí:

    - Các chắn thủ tham gia trận Chung kết: Không phải nộp phí.
    - Thành viên Tiêu Dao Hội (kể cả tham dự trận Chung kết): 500.000 VNĐ/người
    - Các chắn thủ khác: 400.000 VNĐ/người
    Thông tin chi tiết: https://sandinh.com/threads/offline...lap-tieu-dao-hoi-27-8-2023.24700/#post-724981

    Sự góp mặt của các bạn là niềm vui, niềm vinh dự của Tiêu Dao Hội.
    Để công tác đón tiếp thêm phần chu đáo, BTC sự kiện hy vọng @Hội Bô Lão Sân Đình gửi lời mời của TDH đến các thành viên. Tổng hợp và báo cho BTC sự kiện số lượng và danh sách thành viên tham gia trước ngày 25/08/2023
    BQT Tiêu Dao Hội
    Trân trọng !

    ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC:
    location.

    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  17. Hội Chắn Hải Dương

    Hội Chắn Hải Dương Ban quản trị

    Thân gửi : Hội Bô Lão Sân Đình

    Nằm trong chuỗi sự kiện thường niên của Hội Chắn Hải Dương. Kỷ niệm 5 năm thành lập Hội Chắn Hải Dương. Được sự đồng ý của BQT Sân Đình, Hội Chắn Hải Dương tổ chức giải đấu "HÀO KHÍ THÀNH ĐÔNG mở rộng 2023 "

    BQT Hội CHắn Hải Dương trân trọng kính mời BQT Hội Bô Lão Sân Đình

    Sự có mặt của các thành viên trong quí hội sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công của giải đấu.

    BQT HCHD
    Trân trọng! BLSĐ.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  18. Nợ toàn cầu "phình" to, cơn ác mộng liệu có trở lại?
    (Dân trí) - Núi nợ toàn cầu tăng thêm 10.000 tỷ USD, lên mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm nay. Đỉnh điểm nợ toàn cầu trước đó là vào đầu năm 2022, trước khi các ngân hàng trung ương bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất.
    [​IMG]
    Phương Liên

    Thứ bảy, 23/09/2023 - 16:24

    [​IMG]
    Nợ toàn cầu "phình" to
    Nợ toàn cầu - bao gồm nợ Chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình - lên mức cao kỷ lục 307.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, Viện tài chính quốc tế (IIF) cho biết trong báo cáo giám sát nợ toàn cầu được công bố vào ngày 19/9.

    Tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu tăng lên mức 336% vào tháng 6 năm nay. Con số này tăng 2 điểm phần trăm kể từ đầu năm, nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh 360% đã xác lập trong đại dịch. IIF bày tỏ quan ngại về mức nợ Chính phủ tăng cao, tập trung vào các khoản nợ bằng nội tệ, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi và cận biên.

    [​IMG]
    (Ảnh: Freepik).

    "Nợ Chính phủ hiện ở mức báo động tại nhiều quốc gia. Điều đáng lo ngại nhất là cơ cấu tài chính toàn cầu chưa được chuẩn bị đầy đủ để quản lý rủi ro liên quan đến căng thẳng trên thị trường nợ trong nước", IIF nhấn mạnh.

    Nợ toàn cầu phình lên vào thời điểm lãi suất cao hơn ở hầu hết các nước đẩy tăng chi phí vay, yếu tố quyết định chính đến xếp hạng tín dụng quốc gia. Nhu cầu vốn từ quá trình chuyển đổi khí hậu gây áp lực lên các Chính phủ trong việc tăng cường chi tiêu.

    Đầu năm nay, Fitch Ratings cũng đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mỹ. Chi phí trả lãi ở các thị trường phát triển gần như đi ngang trong giai đoạn 2007-2021, dù mức nợ ngày càng tăng.

    Rủi ro lớn dần
    "Chúng tôi lo ngại các nước sẽ phải chi ngày càng nhiều hơn cho chi phí lãi vay", Emre Tiftik, tác giả chính của báo cáo IIF, chia sẻ với Financial Times. "Điều này sẽ có tác động dài hạn tới chi phí vốn và khoản nợ của các quốc gia".

    IIF cho biết hơn 80% trong số nợ tăng thêm của toàn cầu trong nửa đầu năm đến từ các thị trường phát triển, với Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp có mức tăng lớn nhất.

    "Lãi suất ngày càng cao là rủi ro chính đối với tình hình tài chính công và xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia, đặc biệt là ở các thị trường phát triển", Edward Parker, trưởng bộ phận nghiên cứu nợ của công ty xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, chia sẻ với Financial Times.

    [​IMG]
    Lãi suất ngày càng cao là rủi ro chính đối với tình hình tài chính công và xếp hạng tín nhiệm nợ quốc gia (Ảnh: iStock).

    IIF dự báo chi phí lãi vay tiếp tục tăng do ngày càng có nhiều khoản nợ cần tái cấp vốn trong khi lãi suất vẫn được giữ ở mức cao để chống lạm phát. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị các ngân hàng trung ương nên giữ lãi suất ở mức cao hoặc tăng thêm để chống lạm phát bất chấp dấu hiệu căng thẳng kinh tế ngày càng tăng.

    IIF hiện tỏ ra cực kỳ lo ngại về đà tăng của chi phí lãi vay đối với các khoản nợ bằng đồng nội tệ của các thị trường mới nổi, hiện chiếm hơn 80% tổng chi phí lãi vay của các thị trường này.

    Báo cáo của IIF được đưa ra sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các Chính phủ nên thực hiện các bước khẩn cấp để giúp giảm thiểu rủi ro nợ và đảo ngược xu hướng nợ dài hạn.

    Điểm sáng trong báo cáo là nợ hộ gia đình tính theo tỷ trọng của GDP ở các nền kinh tế tiên tiến đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 thập niên. "Giảm gánh nặng nợ sẽ tạo ra không gian tài chính và cho phép đầu tư mới, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới", IMF cho biết.

    Nợ quốc gia vượt 33.000 tỷ USD
    Khối nợ của Mỹ vừa chạm cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên vượt 33.000 tỷ USD, ngay thời điểm Chính phủ liên bang phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa vì thiếu ngân sách.

    Theo Bộ Tài chính Mỹ, nợ của chính phủ đã lên tới 33.040 tỷ USD vào ngày 18/9. Cơ quan này cho biết chi tiêu liên bang đã tăng khoảng 50% kể từ năm tài khóa 2019 đến 2021, góp phần khiến khối nợ phình to.

    Các đợt cắt giảm thuế, chương trình cứu trợ và sự sụt giảm doanh thu thuế trong đại dịch là những yếu tố đưa nợ của chính phủ Mỹ lên mức đỉnh mới. Theo CNBC, vấn đề nợ đang là tâm điểm tại Quốc hội Mỹ. Các nhà lập pháp đang bế tắc về một dự luật chi tiêu mới có thể giúp chính phủ duy trì hoạt động đến kỳ cấp ngân sách tiếp theo.

    Trong khi các nhà lập pháp đảng Cộng hòa muốn Mỹ giảm chi tiêu, đảng Dân chủ lại ủng hộ các chính sách của Tổng thống Joe Biden, chẳng hạn như Đạo luật giảm lạm phát, chương trình ước tính tiêu tốn hơn 1.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.

    Chia sẻ với CNBC, phát ngôn viên Nhà Trắng cho rằng khối nợ phình to là do các chính sách cắt giảm thuế "ưu ái những tập đoàn lớn và giàu có" của đảng Cộng hòa trong 20 năm qua. Vị này ước tính doanh thu thuế của Washington đã hụt hàng nghìn tỷ USD vì những chính sách đó.

    [​IMG]
    Tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ qua các đời tổng thống (Ảnh: WSJ).

    Ông Michael Kikukawa, trợ lý thư ký báo chí Nhà Trắng, nhấn mạnh các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang muốn gia hạn các đợt cắt giảm thuế của cựu Tổng thống Donald Trump và bãi bỏ những cải cách thuế doanh nghiệp của ông Biden.

    Vị này cũng cho rằng các chính sách của ông Biden - nhằm yêu cầu các tập đoàn lớn đóng thuế công bằng hơn - sẽ giúp Mỹ giảm thâm hụt ngân sách khoảng 2.500 tỷ USD nếu được thông qua.

    Mức nợ công của Mỹ đang trên đà vượt mốc 50.000 tỷ USD vào cuối thập kỷ này, ngay cả khi chi tiêu đã được cắt giảm theo kế hoạch nói trên, do lãi vay ngày càng lớn và chi phí của các chương trình phúc lợi xã hội không ngừng tăng. Tuy nhiên, việc "hãm phanh" tăng trưởng nợ công của Mỹ là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

    Ngân sách liên bang tiếp tục thâm hụt nặng. Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ vào tuần trước cho thấy thâm hụt ngân sách của nước này trong 11 tháng đầu của năm tài khóa hiện tại là 1.500 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái.

    "Cơn ác mộng" liệu có trở lại?
    Cuộc khủng hoảng trần nợ hồi tháng 5 đã kết thúc bằng một thỏa thuận giữa 2 đảng đình chỉ trần nợ trong 2 năm. Bên cạnh đó, các bên đã thống nhất cắt giảm chi tiêu liên bang một khoản 1.600 tỷ USD trong vòng 1 thập kỷ bằng cách đóng băng một số khoản chi trước đó, rồi hạn chế tăng trưởng chi tiêu ở mức chỉ tăng thêm 1 điểm phần trăm vào năm 2025.

    Trước đại dịch, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu đã tăng trong nhiều thập kỷ. Nợ công toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ giữa những năm 1970, lên mức 92% GDP vào cuối năm 2022. Nợ tư nhân cũng tăng gấp 3 lần lên 146% GDP, nhưng trong khoảng thời gian dài hơn, từ năm 1960 đến năm 2022.

    Trung Quốc đóng vai trò trung tâm trong xu hướng gia tăng nợ toàn cầu trong những thập kỷ gần đây khi vay nợ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ nợ so với GDP đã tăng lên ngang bằng với Mỹ, trong khi tính theo đồng USD, tổng nợ của Trung Quốc vẫn thấp hơn đáng kể so với Mỹ.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ chia sẻ rằng bà thoải mái với tình hình tài khóa quốc gia vì tỷ lệ của lãi vay so với quy mô nền kinh tế vẫn trong tầm kiểm soát (Ảnh: The Economist).

    Nợ ở các nước đang phát triển thu nhập thấp cũng tăng đáng kể trong 2 thập kỷ qua, mặc dù từ xuất phát điểm ban đầu thấp hơn. Hơn một nửa số quốc gia đang phát triển thu nhập thấp đang có nguy cơ gặp khó khăn về nợ nần cao và khoảng 20% các thị trường mới nổi có giao dịch trái phiếu chính phủ ở mức khó khăn.

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen chia sẻ rằng bà hoàn toàn thoải mái với tình hình tài khóa quốc gia vì tỷ lệ của lãi vay so với quy mô nền kinh tế vẫn trong tầm kiểm soát. Dù vậy, bà cũng nói rằng việc quan trọng là cần thận trọng với việc chi tiêu trong tương lai.

    "Tổng thống đã đề xuất một loạt biện pháp nhằm giảm dần thâm hụt ngân sách trong quá trình đầu tư vào nền kinh tế. Và đó là điều mà chúng ta cần làm trong thời gian tới", bà Yellen nhấn mạnh.
     
    Mod06lamtythoi thích điều này.
  19. TCSK_HCHD

    TCSK_HCHD Ban TCSK HCHD

    Chỉnh sửa lần cuối: 1/10/23
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  20. Giá sách giáo khoa đắt gấp 4 lần lại thêm tình trạng "bia kèm lạc"
    [​IMG]
    Hoài Thu

    Thứ bảy, 07/10/2023 - 06:55
    00:00/04:29

    (Dân trí) - Dù nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn, giá sách giáo khoa mới cao hơn 2-4 lần so với sách cũ. Bên cạnh đó là tình trạng bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, tài liệu tham khảo khiến chi phí tăng.
    Nội dung này được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, liên quan kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

    Giá sách giáo khoa mới đắt hơn 2-4 lần, mức chiết khấu đến 35%

    Trong việc đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

    Theo đánh giá của Đoàn giám sát, đến nay, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung sách giáo khoa cơ bản đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

    [​IMG]
    Sách giáo khoa lớp 8 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (Ảnh: Mỹ Hà).

    Báo cáo cho thấy từ năm 2020 đến năm 2022, đã có 381 đầu sách giáo khoa mới được xuất bản; 194 triệu bản sách giáo khoa mới được Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam phát hành.

    Dù vậy, giá sách giáo khoa vẫn là vấn đề gây băn khoăn. Đoàn giám sát cho biết giá bộ sách giáo khoa mới cao hơn 2-4 lần so với bộ sách cũ.

    "Dù có nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn, phát hành sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn Tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần", theo nhận định của Đoàn giám sát.

    Công tác giám sát cũng chỉ ra tình trạng "bia kèm lạc" khi bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, tài liệu tham khảo diễn ra ở nhiều nơi, dẫn tới tăng chi phí mua sách. Bên cạnh đó, tình trạng sách lậu, SGK giả diễn ra phức tạp.

    Một vấn đề quan trọng khác, theo Đoàn giám sát, chi phí phát hành sách giáo khoa cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.

    Báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%.

    Năm học 2022-2023, chiết khấu với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

    Lúng túng trong biên soạn sách giáo khoa, trách nhiệm của ai?

    Giám sát việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá "còn nhiều lúng túng".

    "Việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước", báo cáo nêu rõ.

    [​IMG]
    Việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng (Ảnh minh họa: Nguyễn Mạnh).

    Theo quy định Nghị quyết 88, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách). Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn sách giáo khoa (một hoặc một số đầu sách theo khả năng), không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ.

    Đoàn giám sát cho rằng việc thực hiện chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" cùng với việc Bộ GD&ĐT không biên soạn một bộ sách giáo khoa gây lúng túng cho địa phương, phụ huynh, học sinh trong quá trình lựa chọn sách".

    Ngoài ra, công tác giám sát cho thấy việc cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian, chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa cao, không hợp lý.

    Đề cập trách nhiệm, Đoàn giám sát cho rằng Bộ GD&ĐT nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021 chịu trách nhiệm về các tồn tại, hạn chế trong việc tổng kết thực tiễn, rà soát thực trạng, đánh giá tác động của những chính sách mới trong triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

    Bộ GD&ĐT cũng phải chịu trách nhiệm về việc không tổ chức được việc biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

    Theo Đoàn giám sát, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trực thuộc sự quản lý của Bộ GD&ĐT cũng chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ trong việc biên soạn, in ấn, phát hành sách giáo khoa, còn để xảy ra sai phạm, chi phí phát hành (chiết khấu) cao, giá sách giáo khoa khá cao.

    Đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhất là công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị giáo dục; việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; quá trình biên soạn, thẩm định, xuất bản, in, phát hành, lựa chọn, sử dụng chi phí phát hành sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc.

    Cơ quan giám sát cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước; nghiên cứu, xem xét cơ chế, chính sách miễn tiền bản quyền với việc xuất bản sách giáo khoa do Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả...
     
    Mod01 thích điều này.